Kiến nghị đối với Bộ, ngành

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 87)

Để đảm bảo được khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu một cách tốt nhất, sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các Bộ, ngành trong nước là không thể thiếu. Cụ thể:

Kiến nghị với Bộ Công thương sử dụng Quỹ khuyến công để giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê có thể thực hiện được các dự án có yêu cầu về công nghệ kĩ thuật hiện đại và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, Bộ Công thương và Bộ Tài chính cần tiếp tục nỗ lực đàm phán để mở cửa thị trường đối với cà phê rang xay, chế biến trong các hiệp định thương mại tự do mới, nhằm mục đích tạo dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam; cùng với Bộ Ngoại giao, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các loại sản phẩm cà phê mà bị các quốc gia khác chiếm lĩnh thị phần như cà phê rang xay. Cùng với sự chủ động từ Doanh nghiệp, các Bộ cần tăng cường kêu gọi các nguồn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước đến với các khu

vực trồng cà phê đang ấp ủ nhiều tiềm năng trên cả nước.

Trong cùng thời điểm đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần rà soát lại các quy định và tiêu chuẩn đối với mặt hàng cà phê Việt Nam. Đồng thời, trong các chương trình

nghiên cứu phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, cần dành thêm sự ưu tiên cho các đề tài như nghiên cứu phát triển giống cà phê mới cho năng suất sao, chất lượng tốt và kháng được sâu bệnh hay đề tài chế biến cà phê theo dây chuyền thiết bị

tân tiến. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng có thể hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất phát triển tài sản trí tuệ của họ để phát triển thương hiệu cho cà phê mà họ sản xuất ra nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam ở các khâu đem lại giá

trị gia tăng cao trong chuỗi.

về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - một trong số các Bộ ngành có liên quan mật thiết đến mặt hàng nông sản trong đó có cà phê, cần phải theo dõi sát sao tình hình sản xuất cà phê của nông dân, phối hợp với các Bộ ngành trung ương chỉ đạo triển khai các nội dung công tác, đầu tư nâng cao:

- Chỉ đạo các địa phương rà soát quy hoạch phát triển cơ sở chế biến gắn với phát triển

nguyên liệu cà phê.

- Chỉ đạo các Cục, Vụ, Viện, Trung tâm khuyến nông Quốc gia xây dựng, triển khai các dự án ưu tiên, xây dựng các mô hình sản xuất sạch, an toàn, bền vững, mô hình chế biến, mô hình tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, ban hành quy định về phân bón và thuốc bảo vệ được sử dụng cho cà phê.

- Đưa ra những phương án xử lý đối với mùa vụ khi phải chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Vì thời tiết là yếu tố khó dự đoán và không thể kiểm soát được nên chúng ta chỉ có thể đưa ra những biện pháp để dự phòng và đối phó chứ không thể khắc phục hoàn toàn.

Cuối cùng, Bộ Tài chính nên phối hợp với Bộ Tư pháp cùng nghiên cứu cơ sở pháp

lý cũng như tham khảo kinh nghiệm của Brazil và Colombia - những nước có Quỹ phát triển cho ngành cà phê - sớm ban hành thành lập Quỹ để phát triển ngành hàng cà phê bền vững. Dự thảo đề xuất về thành lập Quỹ phát triển cà phê Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ đưa ra năm 2016 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Quỹ này vẫn chưa chính thức được thành lập. Nếu đi vào hoạt động, Quỹ sẽ không hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà hướng đến hỗ trợ về vốn cho những đối tượng sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê, mở ra thêm nhiều cơ hội và lối đi cho các doanh nghiệp khi cũng

sẽ thu hút thêm nhiều nguồn vốn khác ngoài khoản đóng góp của các cá nhân, tổ chức.

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w