VICOFA kể từ khi thành lập đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể nhưng để góp phần hơn nữa trong việc tăng cường khả năng tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá
trị cà phê toàn cầu, Hiệp hội cần xem xét một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, Hiệp hội cần nâng cao hơn nữa vai trò trong các vấn đề sau:
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi của hội viên trong các quan hệ trong nước và quốc tế. Không để các thành viên tham gia phải chịu thiệt thòi, đồng thời tích cực trở thành cầu nối giữa các hội viên với nhau và với các tổ chức, thành viên trong ngành khác trên thế giới.
- Tập hợp các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các cơ quan khoa học kỹ thuật và đào tạo trong ngành cà phê và các ngành liên quan để trên cơ sở
hợp tác có thể khai thác mọi tiềm năng của các thành viên.
- Liên kết chặt chẽ trong hoạt động ở tất cả các khâu trong chuỗi, cùng nhau xây dựng thị trường xuất khẩu ổn định, bảo về lợi ịch của các thành viên và của toàn ngành cà phê Việt Nam trong tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
- Vận động các hội viên có ý thức tự giác, tạo sự đồng thuận cùng nâng cao chất lượng
cà phê và mua bán theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chủ động khai thác thông tin,
mở rộng thị trường.
- Thu hút các nguồn tài chính trong và ngoài nước nhằm mở rộng việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn UTZ và BRC của châu Âu.
Thứ hai, Hiệp hội cần nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp thông qua việc tăng cường nguồn nhân lực có kiến thức chuyên sâu về mặt hàng cũng như am hiểu thị trường này. Hiệp hội cũng cần đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể theo kịp và tương xứng với sự phát triển trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê thế giới, nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội tham gia các tổ chức, hiệp hội quốc tế về cà
phê. Một khi VICOFA trở nên vững mạnh mới có thể phát huy tốt vai trò định hướng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Hiệp hội cần nâng cao năng lực thể chế và chuyên môn để không chỉ tồn tại với mục
đích định hướng, hỗ trợ doanh nghiệp mà có thể trở thành tổ chức có thể tham gia bàn luận cùng Chính phủ, đưa ra các chính sách, chiến lược cho mặt hàng cà phê Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào thực trạng đã nêu ra ở chương hai, trên thực tế Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để khai thác đối với mặt hàng cà phê. Các dự báo đưa ra về nhu cầu của thị trường tiêu thụ đều khả quan, trên đà đem lại nhiều lợi ích cũng như thử thách khả năng
cung ứng của Việt Nam. Cơ hội vẫn còn đó và Việt Nam sẽ đạt được nếu như các doanh
nghiệp nên nhanh chóng tìm ra các giải pháp để giải quyết các hạn chế đang gặp phải. Doanh nghiệp cần chú trọng hơn vào khâu chế biến sâu và các hoạt động trong quá trình
sản xuất để tạo ra thương hiệu cho sản phẩm có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng nước ngoài. Để thực hiện được, phía nhà nước, chính phủ cùng các bộ, ngành cần quan tâm nhiều hơn đến tình hình hiện tại, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, thuế cùng các chính sách về đất đai, phân phối và xúc tiến thương mại.
KẾT LUẬN
Trong thời kì phát triển và hội nhập sâu rộng hiện nay, gần như tất cả các nước, các nền kinh tế độc lập đều không tránh khỏi việc vươn mình ra thế giới để học hỏi, giao
thoa và cùng tìm kiếm những cơ hội mới trên trường quốc tế. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu chính là một trong những biểu hiện của chuyển động trên, vấn đề này đã, đang và luôn là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới không chỉ riêng Việt Nam. Mặc dù được dựng trên cơ sở lý thuyết nhưng việc các nước tham gia vào chuỗi giá trị mang đến rất nhiều ý nghĩa thực tiễn vì chuỗi giá trị giúp chỉ ra được kết cấu giá trị của một mặt hàng, một sản phẩm của bất kì quốc gia nào. Áp dụng với mặt hàng cà phê Việt
Nam, dù có rất nhiều tiềm năng nhưng khả năng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu của nước ta vẫn chưa thực sự được phát huy hết, trong khi đó vẫn có thể nhìn ra viễn cảnh tốt hơn cho cà phê Việt Nam. Vì vậy khoá luận này đã lấy nội dung trên làm đề tài để nghiên cứu, tìm hiểu dựa vào những số liệu, nhận định và nghiên cứu từ các nguồn thông tin chính thống trên thế giới. Và khoá luận đã đạt được một số kết quả như sau:
Thứ nhất, khoá luận đã trình bày được tổng quan và các vấn đề lý luận liên quan đến chuỗi giá trị toàn cầu, sau đó áp dụng với mặt hàng cà phê nói chung. Từ các cơ sở, nền tảng về chuỗi giá trị toàn cầu và lịch sử hình thành cũng như bối cảnh thương mại của cà phê thế giới, khoá luận cũng đã đưa ra những thông tin cơ bản về cà phê Việt Nam để làm mốc đánh dấu sự phát triển trong quá trình tham gia vào chuỗi.
Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của mặt
hàng cà phê Việt Nam trong những năm gần đây, khoá luận đã đưa ra những đánh giá về thành tựu mà Việt Nam đạt được nhờ những yếu tố thúc đẩy. Đồng thời, những hạn chế cũng được nêu ra cùng với nguyên nhân khiến Việt Nam chưa thể tiến xa hơn trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
Thứ ba, căn cứ vào kết quả nghiên cứu nêu trên và những dự báo về thị trường sản
xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ tới đây, khoá luận đề xuất các giải pháp dành cho đối tượng tham gia chuỗi, cụ thể là các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
cùng với kiến nghị đến các cơ quan, bộ ngành nhà nước để nhận được sự hỗ trợ thích hợp nhằm cùng nhau thúc đẩy phát triển ngành hàng này. Các giải pháp bao gồm: Tăng cường đầu tư vào công nghệ, máy móc, lấy chế biến sâu là mục đích hướng tới và phát triển; Tạo ra thương hiệu riêng biệt cho cà phê Việt Nam để có thể thuận lợi hơn trong
việc phát triển thương hiệu ở các thị trường quốc tế dựa trên chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm;
và cuối cùng là kiến nghị với Nhà nước, Bộ ngành và các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu cùng chung tay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và có một đơn vị quản
lý các kênh phân phối của cà phê Việt Nam.
Trong hệ thống các giải pháp được đưa ra, việc tăng cường liên kết bốn nhà và vai
trò của Nhà nước là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp tiến xa và sâu hơn vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nỗ lực hơn nữa để đưa giải pháp đi vào thực tiễn áp dụng, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động chế biến sâu để đẩy cao giá trị cho cà phê xuất khẩu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Cẩm nang Phương pháp phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản (2013), Dự án “Hỗ trợ
xuất khẩu trái cây tại các tỉnh ĐBSCL - Mô hình thí điểm tại tỉnh Tiền Giang”, Tiền Giang.
2. ThS. Hoàng Thị Vân Anh (2009), Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê và khả năng tham gia của Việt Nam, Bộ Công thương Viện nghiên cứu thương mại, Hà Nội. 3. VietnamBiz (2018), Báo cáo Thị trường cà phê năm 2018, Hà Nội.
4. VietnamBiz (2019), Báo cáo Thị trường cà phê Quý I năm 2019, Hà Nội.
B. Tiếng Anh
5. Gary Gereffi & Karina Fernandez-Stark (2009), Global Value Chain Analysis: A Primer, Mỹ
6. International Coffee Organization (2019), Coffee Market Report, London, Anh. 7. International Coffee Council (2018), Emerging coffee market: South and East Asia,
London, Anh.
8. Kaplinsly & Morris (2001), A handbook for value chain research, Brighton, Anh. USDA Foreign Agricultural Service (2018), Coffee: World Markets and Trade, Mỹ.
C. Website
9. TS. Trần Vinh (2018), Nguồn gốc, lịch sử phát triển của cây cà phê, truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2019 từ https://ttek.com.vn/tin-tuc/nguon-goc-lich-su-phat-trien-cay-
ca-phe/
10. Hà Thanh (2018), Coffee export 'handshake' to overcome difficulties, truy cập lần cuối ngày 10 tháng 04 năm 2019 từ https://customsnews.vn/coffee-export-handshake-
to-overcome-difficulties-6268.html
11. VietNam News (2019), ‘Việt Nam exports US$3.5 billion worth of coffee in 2018’, truy cập ngày tháng năm 2019 từ
https://vietnamnews.vn/economy/483626/viet-nam-exports-us35-billion-worth-of- coffee-in-2018.html#KC4wHRS ctgq eYLrS.97
Exports Surging’, Bloomberg, truy cập ngày 07 tháng 05 năm, từ
https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-11-07/world-craving-for-vietnam-s- robusta-coffee-has-exports-surging
13. Abayomi Jegede (2019), Top 10 Best Coffee Brands in The World, truy cập ngày 10
tháng 03 năm 2019, từ https://www.trendrr.net/5377/best-coffee-brands-in-world-10-
top-seller/
14. World Coffee Market and Trade: 2018/19 Forecast Overview (2018), truy cập lần cuối ngày 12 tháng 04 năm 2019 từ https://nationalcoffee.blog/2018/06/19/world-
coffee-market-and-trade-2018-19-forecast-overview/
15. Nguyễn Tống Hải Vân (2018), ICA, SCA & WCR - Ba tổ chức trụ cột trong ngành cà phê, truy cập ngày 23 tháng 04 năm 2019 từ https://primecoffe.com/ico-sca-wcr-ba-
to-chuc-tru-cot-trong-nganh-ca-phe.html
16. Smriti Chand, Cultivation of Coffee: 5 Growth Conditions Required for the Cultivation of Coffee, truy cập 15 ngày 03 tháng năm 2019 từ
http://www.yourarticlelibrary.com/essay/cultivation-of-coffee-5-growth-conditions- required-for-the-cultivation-of-coffee/25568
17. Nguyễn Quang Bình (2019), Thị trường cà phê thế giới: Nhìn lại năm 2018, truy cập ngày 20 tháng 03 năm 2019 từ https://thitruongcaphe.net/thi-truong-ca-phe-the-
gioi-nhin-lai-nam-2018/
18. Nhịp cầu đầu tư (2019), “Cờđến tay” Vinacafe, truy cập ngày 10 tháng 03 năm 2019
từ
http://www.moit. gov.vn/CmsView-EcoIT-portlet/html/print cms.jsp?articleId=14239
19. Giang Trà (2018), Nghịch lý cà phê Việt Nam: Của ngon bán ra nước ngoài?, truy cập lần cuối ngày 01 tháng 04 năm 2019 từ https://news.zing.vn/nghich-ly-ca-phe-viet-
nam-cua-ngon-ban-ra-nuoc-ngoai-post878925.html
20. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính (2016), Hỗ trợ ngành cà phê phát triển bền vững, truy cập ngày 07 tháng 04 năm 2019 từ
http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/ttsk/ttsk chitiet?dDocName=MOF15 7284&adf.ctrl-
state=10wlmqwoxy 4&afrLoop=34676987826869223#!%40%40%3F afrLoop%3D 34676987826869223%26dDocName%3DMOF157284%26 adf.ctrl-
state%3Dwh333vead 4
21. Lương Văn Tự (2018), Nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà phê, truy cập ngày 17 tháng 04 năm 2019 từ https://congthuong.vn/nang-cao-gia-tri-gia-tang-cua-nganh-
ca-phe-106699.html
22. Vinanet (2018), ‘Xuất khẩu cà phê sang các thị trường năm 2018’, truy cập từ ngày 16 tháng 04 năm 2019 từ http://vinanet.vn/thuong-mai-cha/xuat-khau-ca-phe-sang-cac-
thi-truong-nam-2018-707766.html
23. Hằng Trần & Đặng Tuấn (2017), Thời kỳ phát triển mới của ngành cà phê Việt Nam,
truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2019 từ https://bnews.vn/thoi-ky-phat-trien-moi-cua-
nganh-ca-phe-viet-nam/70273.html
24. Lương Văn Tự, Nhắn nhủ người trồng cà phê, truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2019
từ http://www.vicofa.org.vn/nhan-nhu-nguoi-trong-ca-phe-bid168.html
25. Giang Hoàng Nhơn (2017), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: ‘Việt Nam đứng số 2 thế giới
về sản xuất cà phê’, truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2019 từ https://news.zing.vn/bo-
truong-bo-nn-ptnt-viet-nam-dung-so-2-the-gioi-ve-san-xuat-ca-phe-post805798.html
26. Thu Nga (2016), Một số giải pháp phát triển cà phê ở Việt Nam, truy cập ngày 24 tháng 04 năm 2019 từ http://tnnn.hoinongdan.org.vn/sitepages/news/1093/42597/mot-
so-giai-phap-phat-trien-ca-phe-o-viet-nam
27. Kim Chung (2017), Tín hiệu vui từ ngành cà phê Việt Nam, truy cập ngày 17 tháng 04 năm 2019 từ https://bnews.vn/tin-hieu-vui-tu-nganh-ca-phe-viet-nam/34239.html
28. CafeBiz/Trí thức trẻ (2018), Tiềm năng cực lớn từ thị trường cà phê rang xay xuất khẩu, truy cập ngày 27 tháng 04 năm 2019 từ https://coffeeroasters.com.vn/ca-phe- phin-
viet-nam/thi-truong-ca-phe-xuat-khau-tiem-nang-ca-phe-rang-xay-190.html
29. Vân Chi (2019), Cung - cầu cà phê, đường, cacao sẽ ra sao trong vụ này và vụ tới?,
truy cập ngày 02 tháng 05 năm 2019 từ http://cafef.vn/cung-cau-ca-phe-duong-cacao-
se-ra-sao-trong-vu-nay-va-vu-toi-20190217112959375.chn
30. Hà Thư (2019), Nikkei: Gần và rẻ, cà phê Việt Nam đang tấn công mạnh mẽ thị trường Nhật Bản, truy cập ngày 05 tháng 05 năm 2019 từ http://cafef.vn/nikkei-gan-va-
re-ca-phe-viet-nam-dang-tan-cong-manh-me-thi-truong-nhat-ban- 20190407141500273.chn