Thay vì tiếp tục cố gắng trồng, thu hoạch và xuất khẩu thật nhiều cà phê nhân, cà phê thô, các doanh nghiệp nên đặt mục đích phát triển sản phẩm cà phê chế biến sâu,
gia tăng sản lượng cà phê rang xay, cà phê hoà tan hoặc cả những chế phẩm cà phê khác.
Liên quan mật thiết đến việc nâng cao năng lực và chất lượng cà phê biến, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện những biện pháp cải thiện nguyên liệu và thiết bị chế biến.
về nguyên liệu chế biến, các doanh nghiệp nên tìm cách cùng quy hoạch diện tích trồng cà phê tập trung và ổn định. Trong điều kiện thuận lợi ở Việt Nam, tham gia nuôi trồng, canh tác cà phê là điều khuyến khích các hộ, nông trại, doanh nghiệp nên làm. Tuy nhiên với tình hình phân tán, không đồng đều, thiếu ổn định về cách thức quản lý, chất lượng hạt đầu ra, các hộ hay nông trại có thể tìm cách liên kết cùng sản xuất, cùng đầu tư góp vốn để có được những máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình canh tác. Việc làm này nếu được thực hiện trên một phạm vi lớn có thể giúp nâng cao chất lượng cà phê của khu vực địa phương, tăng giá trị cho mặt hàng cà phê bán ra thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, các quy trình canh tác bền vững nên tiếp tục được thực
hiện và triển khai tại các khu vực trồng cà phê. Chiến lược có hiệu quả đầu tiên được đưa ra vào tháng 3/2017, “Chương trình Hỗ trợ Phát triển Cà Phê Buôn Ma Thuột” đã được đưa ra dưới sự hợp tác của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà, cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Viện Khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Sau đó, người nông dân trồng cà phê đã được tham gia các buổi tập huấn để có thêm kiến thức và học hỏi về các cách thức giúp sản xuất cà phê được bền vững. Trước đó, để có thể tái canh nửa ha cà phê thì phải đầu tư lại giống vốn, tuy nhiên với các kĩ thuật đã được học, người nông dân vừa có thể tiết kiệm về mặt tài chính đồng thời không mất quá nhiều công sức để chăm bón mà vườn cà phê vẫn xanh mát, tươi khoẻ, cho ra quả cà phê ngon.
Về thiết bị chế biến, không có cách nào đơn giản hơn để thực hiện mà doanh nghiệp,
các hộ trồng cà phê phải đầu tư thêm nhiều cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ.
Và không chỉ là đầu tư thật nhiều để có những thiết bị tối tân, hiện đại nhất mà doanh nghiệp còn phải xác định xem quy mô sản xuất của mình đang ở mức nào. Kinh nghiệm từ một số các doanh nghiệp đã xuất khẩu cà phê chế biến cho thấy có thể sử dụng công nghệ tại các nước tiêu thụ có nền công nghiệp phát triển. Xét cho cùng, những quốc gia đó cũng sẽ tham gia hoạt động chế biến sâu những bao cà phê nhân mà Việt Nam xuất khẩu đến, vậy nên có thể xem xét, tìm hiểu máy móc và kĩ thuật chế biến tại đó để có thể tự bản thân doanh nghiệp thực hiện tại nước nhà.
tập đoàn lớn chuyên chế biến, sản xuất cà phê nhưng với số lượng và mức độ liên kết hiện tại là chưa đủ để củng cố nền móng cho hoạt động chế biến. Giải pháp yêu cầu các công ty, tập đoàn cần hợp tác với nhau nhiều hơn thay chỉ hoạt động dựa trên lợi ích riêng của họ. Đây không phải là điều dễ thực hiện, nhất là các doanh nghiệp có giá trị cốt lõi của riêng họ và mục đích thu lợi nhuận khác nhau. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là điều nên làm vì các mục đích chung của mặt hàng cà phê Việt Nam: nâng cao giá trị của
cà phê Việt Nam trên trường quốc tế, khiến Việt Nam không chỉ là quốc gia mạnh về sản lượng xuất khẩu cà phê nguyên liệu mà còn là nơi cung cấp nguồn cà phê chế biến chất lượng trên thế giới.