a. Các hình thức tổ chức chế biến
đơn thuần là phơi trên bề mặt phẳng rộng, tận dụng và phụ thuộc vào sức nóng từ ánh
nắng mặt trời cho đến khi quả khô đến mức đạt yêu cầu, ở nhiều nơi có thể sử dụng thêm máy sấy để đẩy nhanh tốc độ thoát ẩm của quả cà phê. Giai đoạn này diễn ra không tập trung ở tụ điểm nào vì các nơi sản xuất có thể tự họ thực hiện được, tuy nhiên không thể đảm bảo về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm khi mà hơn 80% các hộ sản xuất đều là quy mô gia đình nhỏ lẻ, địa điểm thực hiện cùng các công cụ dụng cụ phục vụ cho công đoạn vẫn thô sơ, duy nhất phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết.
- Giai đoạn tinh chế: là giai đoạn mà sau khi cà phê thu được giai đoạn sơ chế (cà phê thóc/cà phê nhân xô) được chế biến thành cà phê nhân để rang xay trong nước hoặc xuất khẩu ra thế giới. Giai đoạn này cũng tồn tại một hình thức tái chế, tức là chế biến
lại cà phê mà thu mua từ các hộ nông dân rồi đã được phân loại, chọn lọc, đánh bóng
và đem đi đóng bao để xuất khẩu. b. Trình độ chế biến
Các hoạt động chế biến cà phê ở Việt Nam vẫn ở mức hạn chế, chưa thể đáp ứng nhu cầu khai thác hết được sự tiềm năng của cà phê trồng tại Việt Nam. Dây chuyền, máy móc, thiết bị đều do các doanh nghiệp, công ty trong nước tự sản xuất, phần trăm nhập khẩu công nghệ ở nước ngoài là nhỏ do điều kiện về vốn có hạn. Các hoạt động sơ
chế còn phân tán, chưa tập trung theo tụ điểm sản xuất; thiếu máy móc hiện đại phục vụ
cho các hoạt động tinh chế. Đối với một hoạt động sinh ra nhiều giá trị chưa Chế biến, rang xay, Việt Nam lại chưa thể thực hiện được, chủ yếu dừng ở cà phê nhân và xuất khẩu cà phê tinh chế hơn chưa được ghi nhận thành con số đáng kể.