Tình hình xuất khẩu của cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 56)

a. Kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 12/2018, Việt Nam đã xuất khẩu được 153,906 tấn cà phê, đạt giá trị 275.77 triệu USD, tăng 11.4% về sản lượng và tăng 7.1% về kim ngạch so với tháng 11/2018, nhưng so với cùng kì năm 2017 lại giảm 2.8% về sản lượng và giảm 13.4% về kim ngạch. Tổng kết năm 2018, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu đạt 1.88 triệu tấn tương đương với thu về 3.5 tỉ USD, sản lượng 30.3% và kim ngạch tăng 9% so với năm 2017. Tuy nhiên, do chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng giá cà phê toàn cầu mà trị giá xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 1.2%, cụ thể, giá cà phê xuất khẩu trung bình toàn thế giới năm 2018 chỉ đạt 1,883.4 USD/tấn, giảm tận 16.3%

so với năm trước đo. b. Thị trường xuất khẩu

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), với các vòng tròn màu xanh trong hình 2.1. thể hiện mức độ tập trung của xuất khẩu cà phê cho thấy,Việt Nam chủ yếu bán cà phê sang thị trường các nước châu Âu như Đức, Bỉ, Anh, Tây Ban Nha và các nước khác, đa số là các nước châu Á.

Hình 2. 1. Mức độ tập trung của cà phê Việt Nam xuất khẩu ra thế giới

EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và chiếm 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt

749,231 tấn, trị giá 1.34 tỷ USD, so với năm 2017 tăng 19.1% về lượng nhưng giảm 1.5%

về kim ngạch. Riêng tháng 12/2018 lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhẹ 0.8% so với tháng 11/2018, đạt 66,134 tấn và kim ngạch giảm 5.6%, đạt 111.17 triệu USD.

Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 các loại cà phê của Việt Nam, chiếm 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; đạt 243,270 tấn, trị giá 467.38 triệu USD, tăng mạnh 102.5% về lượng và tăng 71.3% về giá trị so với năm 2017.

Trong khối EU, xuất khẩu sang Đức nhiều nhất chiếm trên 34%, đạt 260,475 tấn, tương đương 459.03 triệu USD; xuất sang Italia chiếm 18%, đạt 136,157 tấn, tương đương 245.25 triệu USD; xuất sang Tây Ban Nha chiếm 16%, đạt 122,063 tấn, tương đương 219.22 triệu USD.

Nhìn chung, cà phê xuất khẩu trong năm 2018 sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường sau: Indonesia tăng 343.6% về lượng và tăng 273,3% về kim ngạch, đạt 62,320 tấn, tương đương 123.55 triệu USD; Nam Phi tăng 145% về lượng và tăng 109% về kim ngạch, đạt 10,073 tấn, tương đương 17.3 triệu USD; Hy Lạp tăng 139.5% về lượng và tăng 96.4% về kim ngạch, đạt 13,646 tấn, tương đương 23.82 triệu USD; NewZealand tăng 124% về lượng và tăng 78% về kim ngạch, đạt 2,253 tấn, tương đương 4.2 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu cà phê sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sỹ giảm 47.5% về lượng và giảm 51% về kim ngạch, đạt 244 tấn, tương đương 0.49 triệu USD; xuất sang Singapore cũng giảm 40% về lượng và giảm 50,7% về kim ngạch, đạt 1,263 tấn, tương đương 3.55 triệu USD; Mexico giảm 7% về lượng và giảm 24% về kim ngạch, đạt 33.406 tấn, tương đương 55.9 triệu USD.

c. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Biểu đồ 2. 2. Cơ cấu cà phê xuất khẩu niên vụ 2014 - 2015

2% 6%

92

■ Cà phê nhân ■ Cà phê hoà tan ■ Cà phê rang xay

Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại

Theo số liệu thống kê từ Cục Xúc tiến thương mại, tính đến niên vụ 2014 - 2015, sản lượng cà phê cà phê chế biến chỉ chiếm 8% trên tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, trong đó, cà phê hoà tan chiếm 6% còn cà phê rang xay chỉ chiếm 2%. Song tỷ trọng cà phê chế biến xuất khẩu (bao gồm cà phê hoà tan và cà phê rang xay) đến niên

vụ 2017 - 2018 chỉ tăng thêm khoảng 1%, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê nhân cả nước.

Nhận xét chung về xuất khẩu cà phê tại Việt Nam

Xuất khẩu cà phê đã phần đáng kể trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu cửa cả nước qua các năm ngày một rõ rệt. Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu trọng

điểm của Việt Nam. Cà phê giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: xuất khẩu hằng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, cà phê là nông sản có kim ngạch xuất khẩu chiếm hàng đầu, trên một tỉ đô la Mỹ. Cũng từ xuất khẩu cà phê mà ngày nay, Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Ta có thể liệt kê một số vai trò cơ bản của xuất khẩu cà phê đói với nền kinh tế quốc dân:

Niên vụ (toàn cầu) 2017/2018 2018/2019 Mức chênh lệch

Sản lượng Một là, xuất khẩu cà phê tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông158.9 174.5 ↑ 15.6 nghiệp.

Khi xuất khẩu cà phê tăng, khối lượng cà phê được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác, khi xuất khẩu cà phê tăng còn tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.

Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Tây Nguyên , Đắc lắk... cũng như cả nước là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất cà phê, từ đó tạo thêm

việc làm cho người lao động. Mặt khác, xuất khẩu cà phê tăng kéo theo sự phát triển của

ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó nhu cầu lao động bổ sung tăng lên. Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành

thị để tìm kiếm việc làm.

Ba là, xuất khẩu cà phê góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất.

Bốn là, xuất khẩu cà phê góp phần thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường. Vì vậy, xuất khẩu cà phê tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho cà phê , thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w