Đánh giá thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của mặt hàng cà

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72)

CẦU

CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2.3.1. Thành tựu đạt được

Để đạt được vị trí ngày hôm nay, Việt Nam thực sự đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều trong suốt 30 năm qua. Những kết quả đạt được không chỉ đóng góp vào sự phát triển, mở rộng quy mô của mặt hàng cà phê trong nước mà còn giúp cho nền kinh tế cả nước tăng trưởng.

Đầu tiên, kết quả rõ ràng nhất mà Việt Nam luôn tự hào trong suốt hai năm trở lại đây, chính là việc Việt Nam vươn lên top đầu những nước có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Brazil đối với tổng sản lượng và đứng đầu đối với mặt hàng cà phê Robusta bằng tốc độ phát triển nhanh, bền vững và chú trọng tính đồng bộ. Tại thời điểm 30 năm trước, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam chỉ dừng ở vài chục nghìn héc-ta, chiếm chưa đến 1% sản lượng toàn thế giới và năng suất cách đây 20 năm chỉ đạt dưới mức bình quân thế giới. Giờ đây, năng suất trồng cà phê của Việt Nam gấp ba lần mức trung bình của thế giới, đối với một nước nông nghiệp nhỏ từng bước đi lên,

nước ta đã gây ấn tượng được với các nước bạn cùng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu nói riêng và toàn bộ các quốc gia tham gia sản xuất mặt hàng nông sản nói chung.

Không chỉ gây ra phản ứng mạnh mẽ về sản lượng, chất lượng cà phê Việt Nam cũng đã chiếm được một vị trí khá vững tại các thị trường tiêu thụ. Về cơ bản, Việt Nam

thường nổi tiếng với cà phê Robusta nhiều hơn Arabica, các chuyên gia cũng như người

tiêu dùng trên toàn thế giới đều nhận định được rằng hạt Arabica mang lại vị ngọt, thanh

hơn hạt Robusta nhưng sự đậm đà và vị đắng nhất định trở thành đặc điểm nổi bật tạo ra đặc trưng cho Robusta. Hơn nữa, cà phê Robusta khi dùng để chế biến cà phê hoà tan

tạo ra vị cà phê rõ rệt hơn Arabica nên đây có thể coi là một lợi thế “bất đắc dĩ” mà Việt Nam nhận được khi các điều kiện tự nhiên không cho phép phát triển cả hai loại cà phê trên. Thậm chí, khi Brazil luôn được biết đến là nước xuất khẩu cà phê hoà tan lớn nhất thế giới, nhưng cũng đã từng có thời điểm năm 2015-2016, Brazil trở nên khan hiếm về nguồn cà phê Robusta để chế biến cà phê hoà tan phục vụ xuất khẩu và từng có ý định nhập khẩu loại hạt này từ Việt Nam sau lại phải tạm dừng vì gặp phản đối từ người nông

dân Brazil. Như vậy, có thể thấy được Việt Nam đã thực sự trở nên to lớn thế nào trong ngành sản xuất mặt hàng cà phê toàn thế giới, đồng thời cũng trở thành một đối thủ đáng

Thứ hai, bên cạnh đóng góp to lớn trong ngành, cà phê còn là một trong những mặt

hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính đến quý 1/2019, xuất khẩu cà phê đạt 830 triệu USD chỉ sau mặt hàng rau quả là 855 triệu USD, đóng góp khoảng 2% GDP cả nước và 30% GDP tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Hơn nữa, cà phê Việt Nam phát triển đồng nghĩa với việc đem đến cơ hội việc làm cho rất nhiều người dân trên cả nước. Tính đến năm 2017, có đến khoảng 600.000 nông dân trồng cà phê đã được làm việc và hàng chục nghìn người lao động khác trong các ngành phụ trợ, dịch vụ nhằm phát triển cà phê.

Lý giải cho những thành công trên chính là những thuận lợi, điểm mạnh mà Việt Nam có được so với các quốc gia sản xuất khác. Bao gồm:

Thứ nhất, Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên về đất đai màu mỡ cùng khí hậu

nhiệt đới rất thuận lợi cho mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng, cho phép mang lại năng suất và lượng cao.

Thứ hai, chi phí sản xuất nguồn lao động ở Việt Nam rất dồi dào và có mức giá không cao so với các thị trường lao động ở nước khác. Điều này sẽ giúp giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm xuống.

Thứ ba, vị trí địa lý của đất nước hình chữ S tiếp giáp biển Đông với đường bờ biển kéo dài 3,444km tạo điều kiện cho các cảng biển giao thương quốc tế ra đời. Hơn nữa, do địa hình Việt Nam hẹp về chiều ngang nên thuận tiện cho vận chuyển cà phê từ các vùng sản xuất đến nơi cảng xuất khẩu.

Thứ tư, hiện nay nhà nước, chính phủ Việt Nam đã, đang và luôn tìm cố gắng tạo ra một hệ thống chính sách thông thoáng, môi trường bình đẳng cho tất cả các đối tượng

tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê.

Với bốn lợi thế to lớn và nổi bật như trên, dường như hoạt động xuất khẩu là lẽ đương nhiên đối với mặt hàng cà phê Việt Nam khi các cơ hội đều đã hiện ra trước mắt và chỉ cần thực hiện, nhờ đó cà phê nguyên liệu Việt Nam mới nhanh chóng tham gia, hoà nhập và có vị trí cao trên thị trường thế giới như vậy.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Việt Nam thực sự vẫn đang gặp phải

nhiều hạn chế khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có ba hạn chế lớn nhất tương ứng với ba khâu trong chuỗi là: Rang xay, chế biến; Phân phối và Phát triển thương hiệu.

về Rang xay, chế biến

Xét theo cơ cấu xuất khẩu đã đề cập ở trên, Việt Nam chủ yếu tiêu thụ loại cà phê mới qua sơ chế vượt trội so với các sản phẩm đã qua rang xay, chế biến tinh. Do đó, dù được đánh giá cao về chất lượng cà phê xuất khẩu, đó hầu như là về các bao cà phê nhân

được thu gom và chế biến tại nông trại thu hoạch. Trong khi đó, khâu Rang xay, chế biến nằm ở vị trí đem lại giá trị gia tăng cao hơn hẳn so với khâu chế biến cà phê nhân khiến việc không tham gia sâu được vào khâu này đem lại bất lợi cho mặt hàng cà phê Việt Nam.

Nguyên nhân giải thích cho vấn đề này trực tiếp đến từ trình độ chế biến cà phê của Việt Nam. Khi mà hiện tại hầu như các nhà máy chế biến đều thuộc sở hữu của những tập đoàn, công ty chế biến thực phẩm lớn cả trong và ngoài nước dẫn đến việc chỉ họ mới đủ khả năng đem đến sản phẩm cà phê chế biến sâu đảm bảo chất lượng. Đồng thời, ngành sản xuất mặt hàng này cũng không thể mong đợi các doanh nghiệp trên có thể gánh vác một lượng cực lớn cà phê nhân để rang xay, chế biến từ các hộ nông

trại trên toàn cả nước để nâng cao tỷ trọng cà phê chế biến xuất khẩu. Đối với các hộ nông dân trồng cà phê thuần vẫn là những người làm nông, điều kiện về tài chính của họ phần lớn không đủ khả năng để tự mua và nhập khẩu dây chuyền, thiết bị từ nước ngoài, nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho hoạt động chế biến. Nhìn chung, vấn đề này không chỉ chặn bước Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu mà còn khiến cho giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam mãi gặp phải một giới hạn nhất định. Hầu như số lượng lớn cà phê nhân từ Việt Nam đều được bán cho những nơi thu gom, đại lý, các bên trung gian ở nước ngoài và ở đó có thể họ thực hiện công đoạn chế biến để tiêu thụ trong nước hoặc lại tiếp tục xuất khẩu đến thị trường khác. Chính những công

việc xảy ra sau khi Việt Nam xuất khẩu mới khiến cho giá trị của hạt cà phê tăng lên và đẩy giá thành của sản phẩm sau cùng lên cao.

về Phân phối

Kênh phân phối chính là một trong những rào cản đối với Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu. Hiện tại, vẫn chưa có thống kê cụ thể nào về kênh phân

phối đối với các loại sản phẩm cà phê.

Với cà phê nhân, cà phê thô, không ai nắm chắc được điểm đến cuối cùng của những lứa cà phê này để tiêu thụ mà chắc chắn sẽ phải qua tay ít nhất một bên khác để được chế biến sâu hơn. Con số này thường không dừng ở một và có thể là hai hoặc ba

khi mà có nhiều hộ, nông trại trồng và sản xuất cà phê của người nông dân sau khi thu hoạch sẽ liên hệ với các thương lại, đại lý thu mua trong nước, các đơn vị này sau đó mới liên hệ với các đối tác ở nước xuất khẩu để bán hàng.

Với sản phẩm cà phê hoà tan, dường như sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định lối đi

vì sản phẩm này được sản xuất bởi các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Cà phê hoà tan thường được đóng hộp với nhãn mác, thương hiệu và thông tin rõ

ràng cụ thể trên bao bì, hơn nữa, lượng bán ra thị trường cả trong và ngoài nước đều được đơn vị sản xuất đưa ra trong báo cáo. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho các văn phòng,

bộ phận thống kê số liệu xuất nhập khẩu cũng như các văn phòng thương mại, các đơn vị điều tra thị trường tiêu thụ hàng hoá Việt Nam. Hơn nữa, tại các thị trường nơi mà xuất hiện cà phê hoà tan Việt Nam thường không có những cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ như

nước ta mà phần lớn là các chuỗi siêu thị, cửa hàng hoạt động có hệ thống.

Nhìn lại, Việt Nam chưa thể tự mình sở hữu và quản lý một kênh phân phối nào cho mặt hàng cà phê mà vẫn phải phụ thuộc nhiều vào những bên khác, cần tự xây dựng

riêng cho mình một lối đi, ở mỗi thị trường khác nhau, phải đảm bảo có một đầu cầu đón nhận và theo sát quá trình này. Nói một cách đơn giản, sẽ cần đến một lộ trình các hoạt động hậu cần cụ thể từ cửa khẩu xuất đến cửa khẩu nhập và từ cửa khẩu nhập đi sâu vào trong thị trường.

về phát triển thương hiệu

Mặc dù được biết đến là thị trường cung cấp cà phê lớn top đầu thế giới nhưng dường như Việt Nam vẫn chưa có một thương hiệu đại diện đặc trưng nào cho sản phẩm

cà phê. Vấn đề này có thể được coi là hệ quả của việc Việt Nam chưa tham gia sâu vào khâu rang xay, chế biến, song song với đó là do các phương pháp để đánh giá chất lượng

sản phẩm còn yếu kém. Trong khi đó, thị trường có xu hướng yêu thích các loại cà phê có đặc trưng riêng và ổn định theo thời gian. Những nơi ưa chuộng cà phê trên thế giới khá chú trọng vào cà phê đặc sản, tức loại cà phê mà đại diện cho nguồn gốc xuất xứ nơi được trồng sẽ mang những đặc điểm riêng biệt của vùng đó. Các nhà chuyên môn chỉ ra rằng, những hàng hoá có chỉ dẫn về mặt địa lý thường mang lại giá trị cao hơn những sản phẩm cùng loại mà không có chỉ dẫn địa lý. Cà phê Việt Nam đáng lẽ ra có thể làm tốt hơn những gì mà nó đã thể hiện trong thời gian qua nhưng lại bị ảnh hưởng bởi quá trình thu hoạch, phơi sấy và chế biến chưa thực sự chuyên nghiệp. Yếu tố khác khiến một số thương hiệu cà phê Việt Nam chưa thể vươn lên là do thiếu đi những sự

chứng nhận của thế giới như chứng nhận Cà phê hữu cơ (Organic Coffee) hay Cà phê được trồng dưới bóng râm (Shade-grown Coffee),... Nếu đạt được những chứng nhận này, thị trường thế giới sẽ nhìn thương hiệu cà phê Việt Nam bằng một góc nhìn khác, thu hút nhiều hơn sự quan tâm của giới chuyên gia, từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu lên.

Một lý do khác khiến thương hiệu Việt Nam vẫn cứ chìm nghỉm trên thương trường

quốc tế là việc các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất cà phê trong nước chưa thực sự thực hiện các hoạt động làm thương hiệu sao cho phù hợp với cả sản phẩm của họ và thị

trường mục tiêu mà họ nhắm đến. So với những thương hiệu đình đám như Starbucks, McCafe,., các thương hiệu của Việt Nam khó có thể so sánh được trong mức độ chịu chi cho hoạt động quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Bên cạnh đó, đội ngũ marketing của các doanh nghiệp Việt cũng khó mà xuất sắc được như đội ngũ của các thương hiệu nước ngoài, khi họ vốn đã có những lợi thế về ngoại ngữ và am hiểu thị hiếu của người tiêu dùng. Trong một số trường hợp hi hữu, đã từng có doanh nghiệp Việt vì thiếu kiến thức và hiểu biết về sở hữu trí tuệ và các nội dung pháp lý mà thua trong một vụ tranh chấp thương hiệu với Nescafe. Khá đáng tiếc cho Việt Nam khi mà có được nguồn cà phê tự sản xuất dồi dào như vậy nhưng lại không thể phát triển một thương hiệu nào đủ phổ biến rộng rãi trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong những năm gần đây, lại luôn nhận được sự quan tâm từ các thị trường tiêu thụ lớn cũng như sự nhìn nhận từ các nước “cạnh tranh” khác. Những thành tựu đạt được đối với khâu Sản xuất và Xuất khẩu trong chuỗi giá trị cà phê đã thể hiện được sự bùng nổ mạnh mẽ và vươn lên không ngừng của ngành cà phê Việt Nam. Liên tục giữ vị trí thứ hai về tổng sản lượng cà phê thế giới và đứng thứ nhất về tổng sản lượng cà phê Robusta, kết quả này không chỉ nhờ vào những thuận lợi sẵn có mà Việt Nam nhận được từ thiên nhiên mà còn là sự cố gắng của những đối tượng cùng tham gia

vào quá trình này. Thành công là vậy nhưng Việt Nam cũng chỉ mới tham gia sâu vào hai hoạt động trên còn những hoạt động còn lại Việt Nam vẫn chưa có bước tiến nào đột

phá vì gặp phải nhiều hạn chế. Những hạn chế mà Việt Nam gặp phải đã tồn tại suốt bấy lâu nay mà nguyên nhân đưa ra cho thấy các vấn đề này cần phải được khắc phục

trong thời gian càng sớm càng tốt nếu như Việt Nam muốn thu về nhiều giá trị hơn đối với xuất khẩu cà phê và muốn bước nữa tiến sâu vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.

CHƯƠNG 3 : GIÁI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIACHUỖI CHUỖI

GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

3.1.1. Dự báo về sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian tới

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán rằng sản xuất cà phê của Việt Nam sẽ tăng

thêm 1.1 triệu bao đạt mức kỷ lục 30.4 triệu do thời tiết mát mẻ và mưa trái mùa giúp kích thích cây cà phê ngay trước khi ra hoa và quả. Một số khu vực trải qua mưa lớn trong quá trình ra hoa, khiến người ta lo ngại rằng sản lượng sẽ thấp hơn so với ước tính

ban đầu. Tuy nhiên, lượng mưa tăng thêm sẽ giúp cho quả lớn hơn, bù lại một số khu vực mưa quá nhiều và tổn hại đến hoa trước khi ra quả. Năm ngoái, vụ mùa lớn đã giải vây được cho mức giá thấp, cho phép nông dân có đủ khả năng để mua các yếu tố đầu vào đủ cho mùa vụ năm nay và thúc đẩy năng suất. Diện tích canh tác được dự báo tăng

nhẹ so với năm ngoái, với gần 95% tổng sản lượng còn lại là Robusta. Xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, và các cổ phiếu kết thúc dự kiến sẽ tăng trên các nguồn cung sẵn có cao hơn.

Ngược lại, VICOFA lại cho rằng sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2018-2019 sẽ giảm khoảng 20% so với dự kiến trước vì có thể chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w