Sơ đồ 1. 3. Các kênh tiêu thụ cà phê trên thế giới
Nguồn: ICO
Thứ nhất, cà phê được biết đến là một trong những mặt hàng nông sản đặc trưng, tuy nhiên trong chuỗi giá trị của nó, điểm nổi bật nằm ở khâu phân phối và marketing bởi các nhà bán hàng. Chuỗi giá trị này được dẫn dắt nhiều hơn bởi các công ty, tập đoàn đa quốc gia chuyên kinh doanh sản phẩm mang tính thương hiệu nhiều hơn là bởi các nhà nuôi trồng, sản xuất ra hạt cà phê. Có thể nhận thấy rõ ràng ở những thương hiệu luôn nắm giữ vị trí cao trong chuỗi giá trị cà phê, nơi mà tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất như Nestlé, Kraft Foods, Starbucks,... Người ta biết đến cà phê của những thương hiệu này không phải nằm ở hương vị từ nơi nuôi trồng, thu hoạch mà là hương
vị đã qua các khâu xử lý, chế biến tinh xảo, phức tạp hơn. Trong khi đó, để một nhà sản xuất cà phê nhỏ, mà chính họ một tay trồng trọt và thu hoạch, đưa sản phẩm của mình ra thị trường cà phê thế giới là một công việc khó khăn vì dường như không thể cạnh tranh nổi với các công ty sản xuất cà phê lớn như trên.
Mặc dù trong những năm qua, các nước sản xuất, xuất khẩu cà phê ở dạng thô luôn dành nỗ lực để có thể có được một chỗ đứng trong ngành, tuy nhiên những gì thu lại vẫn không đáng kể. Thậm chí, những nước này cũng đã tiếp cận đến các tổ chức, diễn đàn, hiệp hội về cà phê lớn trên thế giới để thông qua đó có những biện pháp giúp thúc đẩy sự phát triển của mặt hàng cà phê xuất khẩu. Vào năm 1963, Tổ chức Cà phê Quốc tế - International Coffee Organization ra đời với mục đích để quản lý Hiệp định Cà phê Quốc tế (International Coffee Agreement) được ký kết năm 1962, hiệp định này đề ra các hạn ngạch xuất khẩu cà phê, muốn hạn chế lượng cung trên thế giới để cải thiện mức giá. Tuy nhiên, ICO chỉ dừng lại ở mức độ diễn đàn đối thoại giữa các quốc gia, không có quyền hạn về pháp luật để có thể điều chỉnh hay khống chế lượng cung. Họ đã thử nghiệm nhiều dự án khác nhau nhưng đều không hiệu quả, điển hình như dự án năm 1973, các nước xuất khẩu chiếm sản lượng cà phê lớn trên thế giới đã tạm trữ 10% lượng cà phê xuất khẩu, nhằm mục đích khiến nguồn cung trở nên khan hiếm hơn nhưng vẫn không có kết quả tích cực nào trong việc bình ổn giá.
Hình 1. 2. Mô hình chuỗi giá trị của mặt hàng nông sản
Nguồn: Tác giả
Thứ hai, có thể nhận thấy trong Hình 1.2. trên đây thể hiện chuỗi giá trị của mặt hàng nông sản nói chung, chỉ có năm hoạt động chính được đưa ra là R&D (Nghiên cứu
và phát triển sản phẩm), trồng trọt, chế biến, phân phối và marketing. Trong thực tế, như
đã đề cập trong mục 1.1.2.4, Mô hình Đường cong nụ cười không phải luôn cố định bảy
hoạt động cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, vì giá trị gia tăng tạo ra ở những khâu hoạt động là khác nhau và có sự chênh lệch cao thấp, bởi vậy Đường cong nụ cười của mặt hàng nông sản không cân xứng như lý thuyết đề ra.
Đối với những mặt hàng liên quan đến lắp ráp, dệt may hay các mặt hàng trong công nghiệp sẽ cần có thêm hoạt động về thiết kế hoặc linh/phụ kiện để tạo ra sản phẩm
cuối cùng vì chúng cần có những phác hoạ về mẫu trước khi đưa vào lắp ráp và sản xuất.
Trong khi đó, với mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng, việc “thiết kế” là một khái niệm trừu tượng và dường như không thể hiện rõ ràng thành một khâu trong chuỗi giá trị vì những mặt hàng này chỉ thể hiện ở hai dạng cụ thể nhất là thu hoạch thô chưa chế biến và đã chế biến, còn về sơ chế hay tinh chế sẽ tuỳ thuộc vào loại hàng nông
sản khác nhau. Bên cạnh đó, các hoạt động sau bán và dịch vụ hậu mãi như trong mô hình lý thuyết sẽ không được đề cập đến trong bài nghiên cứu này vì mô hình chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê được đưa ra trong bài sẽ đứng trên góc độ của các nhà sản xuất và xuất khẩu, không phải các doanh nghiệp công ty kinh doanh dịch vụ với sản phẩm đồ uống cà phê.