Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của xã hội

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36)

Cà phê dù được sản xuất như thế nào, mục tiêu vẫn phải đến được với người tiêu dùng cuối cùng và trong số các mục đích tiêu thụ của cà phê, được phục vụ như một loại

đồ uống là mục đích chiếm tỉ trọng lớn nhất. Thậm chí, các trang nghiên cứu về cà phê trên thế giới nhận định rằng “Bên cạnh nước lọc thì cà phê là thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới”. Dữ liệu từ trang WorldAtlas.com về Top 10 Quốc gia tiêu thụ cà phê chỉ ra rằng các quốc gia Châu Âu như Phần Lan, Na Uy, Ice-land hay Thuỵ Điển sử dụng trung bình từ 8,5 kg cà phê/người đổ lên, thể hiện rằng nhu cầu về cà phê trên thế giới là không hề nhỏ. Vô hình chung khi cà phê được tiêu thụ trên một phạm vi không gian lớn với một số lượng khổng lồ như vậy sẽ hình thành những tiêu chuẩn, một

mức mong đợi đến từ chất lượng của sản phẩm, hay gọi theo góc độ trong thị trường là thị hiếu của người tiêu dùng. Thị hiếu của người tiêu dùng không thể bị chi phối trừ khi mặt hàng đó là do một nhà sản xuất độc quyền, trong khi đó cà phê được sản xuất bởi rất nhiều các doanh nghiệp, công ty khác nhau nên khách hàng có quyền lựa chọn sản phẩm cà phê họ thấy phù hợp. Dần dần, các doanh nghiệp, công ty, nhà chế biến cần phải liên tục nghiên cứu và đưa ra những dòng sản phẩm mới để thu hút khách hàng, người tiêu dùng vì vậy cũng dần nâng tầm sự mong đợi của mình lên. Những loại cà phê

kém chất lượng sẽ bị bỏ lại, bất kể là do về loại hạt hay do các công đoạn chế biến thô, chế biến tinh.

Vì vậy, có thể coi đây là một yếu tố khách quan tác động đến chuỗi giá trị cà phê. Nó thúc đẩy các đối tượng tham gia chuỗi giá trị liên tục phải thay đổi, phải làm mới mình để phục vụ nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w