Sản xuất và chế biến

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 51)

a. Sản xuất

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam ghi nhận, trong Hội nghị tổng kết năm 2018, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân

trên thế giới lại chứng kiến một sự sụt giảm mạnh đến mức chạm đáy khiến ảnh hưởng đến giá cà phê Việt Nam cùng với năng suất thời vụ. Đây là lý do mà một số nơi người nông dân lựa chọn chuyển qua trồng bơ, sầu riêng, chanh leo và các loài cây khác có giá

trị cao hơn. Vậy nên, tổng sản lượng trên chưa phải con số cuối cùng khi vẫn còn 100,000

ha đất có thể tái thâm canh và được kì vọng trong niên vụ tới có thể đem về lợi nhuận. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán rằng sản xuất cà phê của Việt Nam sẽ tăng thêm 1.1 triệu bao đạt mức kỷ lục 30.4 triệu do thời tiết mát mẻ và mưa trái mùa giúp kích thích cây cà phê ngay trước khi ra hoa và quả. Một số khu vực trải qua mưa lớn trong quá trình ra hoa, khiến người ta lo ngại rằng sản lượng sẽ thấp hơn so với ước tính

ban đầu. Tuy nhiên, lượng mưa tăng thêm sẽ giúp cho quả lớn hơn, bù lại một số khu vực mưa quá nhiều và tổn hại đến hoa trước khi ra quả. Năm ngoái, vụ mùa lớn đã giải vây được cho mức giá thấp, cho phép nông dân có đủ khả năng để mua các yếu tố đầu vào đủ cho mùa vụ năm nay và thúc đẩy năng suất. Diện tích canh tác được dự báo tăng

nhẹ so với năm ngoái, với gần 95% tổng sản lượng còn lại là Robusta. Xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, và các cổ phiếu kết thúc dự kiến sẽ tăng trên các nguồn cung sẵn có cao hơn.

Tuy nhiên, theo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), người nông dân ở khu vực Tây

Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng) đang phải chống lại đợt nắng hạn kéo dài, giá các mặt hàng nông sản chủ lực đều giảm bao gồm cả cà phê. Mùa khô niên vụ 2018/2019 vẫn chưa chấm dứt, mặc dù trước đó có mưa nhưng lượng mưa ít, không đáng kể khiến lượng nước ở ao hồ, sông suối không nhiều.

b. Chế biến

Trong giai đoạn những năm trở lại đây, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy cà phê lớn được đề ra, trong đó có nhà máy của Tập đoàn Tata - Ản Độ. Vào ngày 6/3/2019, Tập đoàn Tata đã cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất cà phê trị giá 65 triệu USD tại

tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II-A. Đây được coi là một trong những thành

Trước đó, vào cuối năm 2018, Công ty Cổ Phần Phúc Sinh khánh thành nhà máy Phúc Sinh - Sơn La với diện tích 45 hecta sau 8 tháng từ khi bắt đầu khởi công. Đây là phân xưởng chế biến cà phê tươi được đầu tư dây chuyền thiết bị và đăng ký bản quyền sáng chế tại Mỹ của Tập đoàn Penagos - Colombia đứng số 1 thế giới về máy móc sử dụng trong chế biến cà phê, cho phép sản xuất khép kín theo phương pháp ướt với công suất đạt 20,000 tấn quả tươi/năm. Trong Hội thảo Phát triển Cà phê đặc sản Việt Nam diễn ra vào ngày 10/3/2019 ở thành phố Buôn Ma Thuột, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, cho biết hiện tải trên cả nước đang có tới 113 doanh nghiệp, công ty chế biến, xuất khẩu cà phê trong đó mới có 13 doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, trong số hơn 100 doanh nghiệp trên chỉ 1/3 có nhà máy để trực tiếp thực hiện sản xuất, chế biến cà phê nhân xuất khẩu, số còn lại vẫn phải mua cà phê nhân thông qua các bên trung gian, cụ thể là hệ thống các thương lái, đại lý. Bên cạnh đó, ông Toản cũng đưa ra nhận định: "Xuất khẩu cà phê của chúng ta chủ yếu thông

qua các doanh nghiệp đầu mối ở nước ngoài. Việt Nam vẫn còn khó khăn trong tiếp cận

đối với nhà rang xay hàng đầu thế giới".

■ Tiên tiến ■ Trung bình tiên tiến ■ Trung bình

Nguồn: VietnamBiz

Hiện tại trên cả nước có 100 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế đạt mức 1.5 triệu tấn/năm, khoảng 600 cơ sở chế biến cà phê bột với tổng công suất đạt hơn 73.000 tấn/năm, trong số đó, gần 50% mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ hay hộ

gia đình. Đối với cà phê hòa tan, cả nước có 20 nhà máy chế biến với công suất 75.000 tấn/năm.

về trình độ kỹ thuật công nghệ, có ba phân phóm trình độ là tiên tiến, trung bình tiên tiến và trung bình. Cụ thể, có khoảng 8 doanh nghiệp đang sở hữu dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến, chiếm 12.7% trên tổng số các doanh nghiệp chế biến. 54% số doanh nghiệp có công nghệ ở mức trung bình tiên tiến, tức khoảng 34 doanh nghiệp mà đa phần là các công ty thuộc sự quản lý của nhà nước hoặc công ty TNHH. Số còn lại là các doanh nghiệp với trình độ trung bình.

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w