Hình 1.3. phác hoạ một mô hình chuỗi giá trị cơ bản nhất của mặt hàng cà phê với
các hoạt động cần thiết để có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Để
có thể phân tích rõ hơn về chuỗi giá trị này, sáu hoạt động trên sẽ được xét dựa trên tiêu chí lượng giá trị được tạo ra qua từng khâu: giá trị thấp, giá trị trung bình và giá trị cao.
a. Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng thấp
Trồng trọt, thu hoạch cà phê là hoạt động tạo ra giá trị thấp nhất trong chuỗi giá trị. Về cơ bản, hoạt động này đơn thuần là việc các nông trại, hộ sản xuất bắt đầu trồng từ cây giống, tuỳ vào từng nước điều kiện khí hậu và điều kiện đất khác nhau mà việc nuôi trồng, canh tác sẽ diễn ra khác nhau. Qua thời gian, cà phê đến thời điểm thu hoạch,
các hộ sản xuất, nông trại có thể dùng nhân công lao động để thu hoạch bằng tay, hoặc nếu có điều kiện sử dụng công nghệ tân tiến thì có thể sử dụng máy để thu hoạch cà phê.
Sau khi thu hoạch, cà phê nên được sơ chế, phân loại và làm sạch luôn để đảm bảo độ tươi. Nếu để lâu mà không sơ chế sẽ có thể gây ra hỏng hoặc dập, nát. Thời gian phơi khô một mẻ cà phê tươi sẽ rơi vào khoảng 25 - 30 ngày hoặc cho đến khi độ ẩm của hạt đạt 12-13%.
Có thể thấy hoạt động này đơn thuần là sử dụng nhiều đến nguồn lực về thể chất và thời gian, chưa có sự phức tạp, cầu kì nào trong yêu cầu từ đầu vào đến đầu ra nên nó không tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Mặc dù, để thu được nguồn cà phê hạt chất lượng,
phục vụ cho quá trình chế biến sản phẩm sau này cũng phải phụ thuộc rất nhiều vào công nuôi trồng, chăm bón, tuy nhiên, đây là điều tối thiểu và tất yếu mà bất kì các hộ sản xuất nào cũng cần và nên đáp ứng bởi khi có được nguồn hạt đảm bảo về chất lượng
thì mới có thể bán được với giá cao.
Đối tượng tham gia vào khâu này phần lớn là người nông dân có thể dưới hình thức hộ gia đình hoặc trang trại.
b. Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng trung bình
Các hoạt động tạo ra giá trị ở mức trung bình chính là Thu gom, chế biến cà phê nhân và Xuất khẩu cà phê nhân.
“Cà phê nhân là cách gọi chỉ loại hạt cà phê thô chưa qua rang chín. Quả cà phê tươi (coffee cherries) sau khi được thu hoạch sẽ đem phơi dưới ánh nắng mặt trời cho ráo. Sau đó qua xử lý sấy hoặc xay tách vỏ sẽ cho ra cà phê nhân thành phẩm.”
Đối với hoạt động Thu gom, chế biến sẽ là do các doanh nghiệp thu gom cà phê tươi từ các hộ nông dân sản xuất, sau đó việc chế biến sẽ phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp đó là chế biến thô ra cà phê nhân để xuất khẩu luôn hay là chế biến tinh để ra các sản phẩm có thể đưa vào tiêu dùng luôn.
Đối với hoạt động Xuất khẩu, thường doanh nghiệp sẽ thực hiện đối với cà phê nhân, không phải cà phê tươi vì cà phê tươi sẽ không đảm bảo được bảo quản để giữ nguyên chất lượng khi vận chuyển trên một cự ly dài, và nếu việc này có xảy ra cũng sẽ tốn rất nhiều chi phí.
Hai hoạt động này chỉ đóng góp mức giá trị trung bình vào thành phẩm đầu ra của chuỗi giá trị vì trong quá trình thực hiện hai công đoạn đều chưa yêu cầu cao về công nghệ kĩ thuật. Đối tượng tham gia thực hiện hai công đoạn này cũng không có nhiều cơ sở để đòi hỏi một mức giá đầu ra cao, tất cả những gì họ có căn cứ để thoả thuận mức giá là nguồn gốc của loại cà phê và phương thức sơ chế họ đã sử dụng. Tuy nguồn gốc cà phê được coi là một yếu tố quan trọng đối với khách hàng, những người có đam mê thưởng thức cà phê nhưng những đối tượng này chỉ chiếm một số lượng nhỏ trên quy mô toàn cầu. Với những khách hàng mua số lượng lớn để về thực hiện công đoạn chế biến tiếp theo, mà những đơn hàng này chiếm tỉ trọng cao trong sản lượng thương mại
cà phê thế giới, họ có rất nhiều lựa chọn về nguồn cung cà phê. Có rất nhiều hộ nuôi trồng, sản xuất tại các quốc gia khác nhau sẵn sàng bán với mức giá hời cho doanh nghiệp, tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường xuất nhập khẩu cà phê và vô hình chung khiến mặt bằng giá cà phê xuất khẩu có xu hướng không cao.
c. Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao
Ba hoạt động còn lại trong chuỗi giá trị chính là ba hoạt động tạo ra giá trị gia tăng
lớn nhất và đóng góp vai trò quan trọng trong việc hình thành nên một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng.
Nghiên cứu, triển khai chính là hoạt động đầu tiên trong chuỗi giá trị, bao gồm các
công việc liên quan đến nghiên cứu về giống cà phê, phân bón và các phương thức canh
tác sao cho phù hợp với điều kiện thiên nhiên tại nơi nuôi trồng. Hoạt động này đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng như kiến thức am hiểu về nông nghiệp nói chung cũng như cách trồng cây cà phê nói riêng. Để cho quá trình nuôi trồng diễn ra thuận lợi, kết quả thu được từ khâu nghiên cứu này phải đạt được độ chính xác nhất định vì nó giống như kim chỉ nam định hướng cho quá trình sau đó.
Một bằng chứng cho thấy rằng hoạt động Rang xay, chế biến giúp cho giá trị mặt hàng cà phê tăng lên một cách đáng kể chính là việc hiện nay các thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới như McCafe (thuộc thương hiệu McDonald), Starbucks, Dunkin Donut’s, Tim Hortons, Costa Coffee,.. không trực tiếp trồng và thu hoạch cà phê. Sản phẩm về cà phê họ bán được tạo ra từ hạt cà phê qua quá trình rang xay, chế biến. Đối với những sản phẩm cà phê máy mà sử dụng cà phê hạt thì đã qua rang chín rồi xay và chiết xuất ngay tại nơi bán. Còn đối với những sản phẩm mang tính “ăn liền”, sử dụng ngay, nhanh chóng và thuận tiện thì đã qua quá trình xử lý trong nhà máy để tạo thành dạng bột được gọi là cà phê hoà tan. Các doanh nghiệp rang xay, chế biến có thể tìm nguồn cung trực tiếp từ nhà sản xuất cà phê (thực hiện trồng, thu hoạch và chế biến thô)
hoặc từcác nhà nhập khẩu hay môi giới cà phê nhân. Tuy nhiên, phương thức mua trực tiếp thường ít xảy ra mà các công ty chế biến thường xuyên mua cà phê thông nhà môi giới nhiều hơn.
Hoạt động cuối cùng trong chuỗi giá trị chính là Phân phối và phát triển thương hiệu. Thường hoạt động phân phối được đề cập đến ở hoạt động này là sau khi cà phê đến nước nhập khẩu và qua tay các nhà rang xay, chế biến. Sau công đoạn này sẽ có nhiều hướng phân phối khác nhau đối với mặt hàng cà phê.
Trên thực tế, có rất nhiều hãng chế biến thực phẩm lớn tự sở hữu cho mình một kênh phân phối riêng để đảm bảo sản phẩm của họ luôn xuất hiện trên thị trường, ví dụ như Nestlé hay Kraft Foods. Lúc này khâu rang xay, chế biến sẽ tự họ thực hiện chứ không thuê ngoài hay mua từ các nhà rang xay, chế biến khác. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp thực hiện thu gom cà phê hạt chưa rang/đã rang số lượng lớn về và tự trộn lại và đóng gói thành các bao bì nhỏ để phân phối theo kênh bán buôn, bán lẻ. Khách hàng sau
cùng có thể là những cửa hàng cà phê tự rang tự xay theo yêu cầu của người tiêu dùng, hoặc là những người mua trực tiếp ở các siêu thị, đại lý với mức giá sau cùng. Dù là hình thức phân phối nào cũng đều đóng góp thêm giá trị vào sản phẩm cuối cùng bán ra,
càng qua nhiều kênh thì càng tích thêm nhiều giá trị vào đó. Nếu là những doanh nghiệp
lớn có khả năng chi phối kênh phân phối cà phê của riêng họ thì giá trị được tạo ra từ “thương hiệu” sẽ làm bội giá thành phẩm lên rất nhiều. Ít nhiều mỗi người cũng đã từng
trải nghiệm các sản phẩm mà giá trị thực chất của sản phẩm được tạo nên từ thương hiệu
nhiều hơn là từ chính chất lượng của sản phẩm đó mang lại. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó chính vì những thứ được thêm vào trong hoạt động Phát triển thương hiệu. Không lạ gì khi các công ty, doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều vốn để tập trung cho các hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm,... tất cả những chi phí mà có thể tạo ấn tượng tốt đẹp cho người tiêu dùng bằng trực giác, bằng trải nghiệm
trong và sau khi dùng. Điều này thực ra không hề giúp chất lượng đi lên nhưng sẽ khiến
Tương ứng với mô hình chuỗi giá trị cà phê trong hình 1.3, theo nghiên cứu của Anna Milford về Thương mại Công bằng (2004) có đề cập đến các đối
tượng tham gia chuỗi giá trị, những người mà thực hiện và chịu trách nhiệm các hoạt động trong đó. Có thể thấy rõ ràng cách thức chuỗi giá trị này hoạt động như thế nào, tuy nhiên đây chỉ là phiên bản tóm gọn nhất của các đối tượng trong chuỗi, trong thực tế, có thể có tới 15 đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị.
Sơ đồ 1. 4. Các đối tượng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Nguồn: Anna Milford (2004), Coffee, Co- operatives and Competltion: The Impact of Fair Trade, Chis. Michelsen Institute,
Norway