Là một trong các mặt hàng nông sản có sản lượng trao đổi lớn trên toàn cầu, dòng dịch chuyển, mua bán cà phê chắc chắn sẽ cần đến sự theo dõi, quản lý, hỗ trợ của các tổ chức. Ba trụ cột chính thể hiện vai trò to lớn cũng như có nhiều tác động đến ngành cà phê chính là Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Hiệp hội Cà phê Đặc Sản (SCA) và Tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế giới (WCR).
Về Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), tổ chức này được thành lập vào năm 1963 vì tầm quan trọng to lớn về mặt kinh tế của cà phê. ICO có vai trò trong việc thúc đẩy và củng cố ngành cà phê ngày một phát triển và bền vững. Họ đã có những hoạt động cụ
thể như cho phép chính phủ các nước cùng các khu vực tư nhân tham gia trao đổi các vấn đề về cà phê, các điều kiện cũng như là xu hướng thị trường hiện tại dựa trên tinh thần tôn trọng quan điểm cả hai bên. Bên cạnh đó, ICO đặc biệt muốn đẩy mạnh các chương trình đào tạo và cung cấp thông tin về công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời khuyến khích các hộ sản xuất quy mô nhỏ, cộng đồng địa phương và những người nông
dân tham gia sản xuất bằng cách đưa ra các chiến lược. Sau Hiệp định Cà phê Quốc tế (ICA) năm 1962 về đưa ra mức hạn ngạch xuất khẩu cà phê, ICO tiếp tục ký kết những ICA khác vào các mốc năm 1968, 1976, 1983, 1994, 2001 và mới nhất chính là năm 2007, với thời điểm hiệu lực chính xác bắt đầu vào ngày 2 tháng 2 năm 2011.
Về Hiệp hội Cà phê Đặc sản (SCA), đây là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào tháng 1 năm 2017, là sự hợp nhất của SCA Mỹ và SCA Châu Âu, với mục đích mang lại cảm hứng cho tất cả các đối tượng trong chuỗi giá trị, từ người sản xuất cho đến các nhà rang xay và người pha chế. Hoạt động của SCA cụ thể và đa dạng hơn ICO vì chúng trực tiếp liên quan đến đối tượng thực hiện, thay vì thông qua các hiệp định, các hội nghị thảo luận như ICO tổ chức. SCA đề cao các hoạt động đào tạo, dù là ở đâu họ cũng phân bổ mạng lưới các huấn luyện viên đến để đào tạo.
Về Tổ chức Nghiên cứu Cà phê Thế Giới (WCR), tổ chức này thực chất là một chương trình nghiên cứu và phát triển phi lợi nhuận được gây quỹ xây dựng để tất cả những đối tượng tham gia cùng hướng tới một mục tiêu là nâng cao chất lượng cà phê, tăng hiệu quả canh tác và cải thiện đời sống người nông dân trồng cà phê.
Có thể thấy rằng cả ba tổ chức trên đều đóng vai trò nhất định trong chuỗi giá trị. ICO sẽ liên quan tới các hoạt động mang tính chất về pháp lý cũng như điều phối lượng cung cầu cà phê dựa vào các điều kiện cụ thể, ví dụ như vào năm 2002, ICO yêu cầu các
nước xuất khẩu phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu là “độ ẩm không được cao hơn 12,5%
và đối với cà phê Robusta số lỗi không được quá 150 lỗi trên mẫu 300g”. Bên cạnh đó, SCA sẽ hướng đến những đối tượng ở các hoạt động tạo ra giá trị cao trong chuỗi giá trị
như là các nhà rang xay và khâu phân phối, bán sản phẩm cuối cùng. Họ muốn là cà phê
được vẫn chưa xứng đáng. WCR hướng đến cải thiện chất lượng cà phê và công đoạn nuôi trồng để giúp cho người sản xuất nhận thức ra giá trị mà họ tạo ra không hề thấp.
Xét cho cùng, sự tồn tại của các hiệp hội, tổ chức này là cần thiết và hàng ngày vẫn tạo ra những tác động cả lớn và nhỏ đến toàn bộ chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.