phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm tương đối ổn định. Việt Nam dù bấy lâu nay tự hào đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu nhưng khoảng cách so với Brazil còn lớn và việc có thể theo kịp không thể đạt được trong thời gian ngắn. Trong khi đó, xét đến các nước xếp hạng bên dưới Việt Nam thì khoảng cách lại khá nhỏ và Việt Nam có thể bị vượt qua bất cứ lúc nào, ví dụ là Colombia như số liệu ở trên đã trình bày. Vì vậy, trước khi tính đến chuyện giữ nguyên “ngôi vị” hay tham vọng về một vị trí mới, Việt Nam cần học hỏi từ Brazil về sự phát triển bền vững trong sản xuất và xuất khẩu cà phê.
b. Kinh nghiệm rút ra
Thứ nhất, Brazil có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đưa ra thông
tin và dự báo thị trường cà phê thế giới một cách chính xác mà được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Brazil. Đây được coi là một hoạt động vô cùng quan trọng nhằm phục vụ các quyết định, chính sách cho việc sản xuất và đầu tư cho các doanh nghiệp. Với kinh nghiệm này, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công một hội thảo triển vọng thị trường cho ngành cà phê đầu tiên vào năm 2007 bởi Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
Thứ hai, Chính phủ Brazil đầu tư rất nhiều vào hệ thống nghiên cứu khoa học. Hệ thống này chuyên phục vụ nghiên cứu những loại giống tốt và đồng bộ, quy trình, kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Nhờ đó, mặc dù thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu của Brazil không vượt trội hơn Việt Nam nhưng sản lượng và chất lượng lại vượt xa. Để phát triển ngành cà phê bền vững lâu dài thì Việt Nam nên mạnh dạn đầu tư quy mô lớn cho các hoạt động nghiên cứu cũng như đồng bộ hoá các tiêu chuẩn về cà phê xuất khẩu.
Thứ ba, Brazil đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước
từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Với lượng tiêu thụ trong nước chiếm gần 50% sản lượng sản xuất đã giúp Brazil giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu cà phê ra thế giới, khi mà thị trường liên tục gặp phải nhiều bất ổn. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi và tiếp thu nhanh chóng bởi mặt hàng cà phê Việt Nam đang quá chú trọng vào mảng xuất khẩu thay vì tiêu thụ trong nước.
phê đồng thời tạo ra sự thuận lợi, thông suốt từ khâu sản xuất đến xuẩt khẩu. Hiện nay, Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất, tổ chức của các nhà rang
xay, tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu. Các tổ chức này chính là đại diện cho từng nhóm đối tượng khác nhau, tham gia vào quá trình: thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cười chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh. Việc tổ chức quản lý có hệ thống như trên dù khó khăn nhưng là chiến
lược, chính sách mà Việt Nam nên hướng tới.
Thứ năm, Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng, khi mà sản xuất cà phê của hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê cả nước. Hợp tác xã có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê và buôn bán trực tiếp. Mỗi niên vụ, các chuyên gia có thể tới thăm một trang trại khoảng 3-4 lần để hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề và giải quyết khó
khăn khi cần thiết. Hoạt động này ở Việt Nam hiện tại chưa có vì sản xuất đơn lẻ, manh mún và không có tiêu chuẩn đồng bộ nào.
Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu
cà phê (Coffee Research Consortium) chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau khác dưới sự điều hành của chính phủ, của các trường đại học hay các tổ chức phi chính phủ... Bên cạnh đó, Brazil còn có Tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center) phục vụ nhiều hơn về mảng thông tin thị trường: điều tra, nghiên cứu, dự báo, cung cấp dữ liệu, thông tin về thị trường cà phê thế giới cho các doanh nghiệp, đối tượng tham gia sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.
Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng Cà phê Quốc gia (CNC) có văn phòng thường trực đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của lĩnh vực, đưa ra cá định hướng chính sách
1.4.1.2. Colombia
a. Lý do lựa chọn Colombia
Colombia có lịch sử trồng cà phê lâu đời từ năm 1787 và bắt đầu xuất khẩu cà phê
từ năm 1835. Hiện nay, Colombia là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil và Việt Nam. Tuy sản lượng cà phê do quốc gia này sản xuất hằng năm không
quá lớn, nhưng lại đứng đầu về chất lượng cà phê và giá xuất khẩu mặt hàng này luôn ở mức cao, vượt hơn nhiều quốc gia sản xuất cà phê khác có sản lượng cao hơn.
Tuy xếp hạng sản lượng cà phê xuất khẩu của Colombia thấp hơn so với Việt Nam,
nhưng Colombia lại có lợi thế rất lớn về mặt hàng cà phê Arabica, trong khi sản lượng loại cà phê xuất khẩu này của Việt Nam hầu như luôn ở mức thấp trong những năm vừa qua. Chính sản lượng cà phê Arabia dồi dào đã mang lại cho Colombia nguồn thu xuất khẩu khổng lồ.
b. Kinh nghiệm rút ra
Thứ nhất, Liên đoàn Nông dân trồng cà phê quốc gia Colombia - The Colombian Coffee Growers’ Federation (La Federaci0n Nacional de Cafeteros de Colombia) - FNC
đã đóng góp to lớn cho thành công của việc sản xuất và xuất khẩu cà phê của quốc gia này. Được thành lập từ năm 1927 bởi chính những người trồng cà phê, FNC đã kết nạp hơn 500.000 thành viên, và xây dựng nhiều học viện nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng cà phê kể từ Trung tâm nghiên cứu cà phê quốc gia thành lập năm 1938. Ngoài ra, FNC còn có hơn 800 chuyên gia cố vấn nông nghiệp, hơn 100 nhà khoa học và hóa học sẵn sàng đóng góp vào việc nghiên cứu và phát triển cà phê của quốc gia, và hiện đất nước này cũng sở hữu một trong những trung tâm nghiên cứu và phát triển cà phê hàng đầu thế giới. Nhờ vậy, chất lượng cà phê Colombia luôn được đánh giá cao, ổn định, và là thương hiệu được chứng nhận trên toàn thế giới. Đại diện cho các thành viên
của Liên đoàn, FNC đã giúp cho cà phê Colombia bán trên thị trường với giá tương đối cao. Hơn nữa, FNC còn thực hiện chính sách bảo đảm giá như một bước đệm giúp nông
ảnh hưởng đến giá. Khi giá cà phê thế giới giảm đến mức quá thấp, Liên đoàn sẽ lựa chọn lưu giữ hàng trong mạng lưới kho hàng, và bán ra khi giá cả bắt đầu hồi phục. - Colombia đã xây dựng mạng lưới thị trường dựa trên chất lượng cà phê tốt - với hơn
20% cà phê thượng hạng. Tên thương mại Juan Valdez đã đã xây dựng nên thương hiệu cho cà phê Colombia.
- Liên đoàn đại diện cho nông dân trồng cà phê ký kết những hợp đồng lớn với các nhà
máy chế biến, điều mà những cơ sở kinh doanh nhỏ khó mà thực hiện được.
Thứ hai, phương pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu cũng là một yếu tố quan
trọng cho thành công của cà phê Colombia. Đặc biệt, chiến dịch quảng bá sản phẩm qua
hình ảnh Juan Valdez giúp cho người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu Colombia
với chất lượng và hương vị tuyệt vời. Thông qua các kênh thông tin đại chúng, hình ảnh
người nông dân cẩn thận hái nhặt từng hạt cà phê chín trên các cánh đồng cà phê với người dẫn chương trình Juan Valdez mang lại cho khách hàng ấn tượng sâu đậm về việc
cà phê Colombia được trồng và hái bởi những người hết sức chuyên nghiệp, với rất ít sự trợ giúp từ máy móc. Chính vì vậy, người tiêu dùng am hiểu hơn về cà phê Colombia
và tạo cơ hội thâm nhập thị trường tuyệt vời cho sản phẩm của quốc gia này.
Thứ ba, Colombia đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê Arabica. Ngoài điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính kỹ thuật canh tác và phương pháp chế biến tiên tiến đã giúp Colombia thành công trong việc sản xuất loại cà phê có chất lượng cao và hương vị đặc trưng. Tuy thời gian qua, Colombia vẫn gây ấn tượng với người tiêu dùng trên thế giới về loại cà phê thượng hạng được sản xuất bởi những người chuyên nghiệp, với sự trợ giúp rất ít từ máy móc, nhưng trên thực tế, cùng với sự phát triển của xã hội, việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã giúp Colombia có nhiều bước tiến trong sản xuất cà phê. Hiện nay, Colombia hầu như chỉ sản xuất cà phê Arabica, và mang về cho quốc gia kim ngạch xuất khẩu dồi dào mặc dù sản lượng cà phê thực tế trong những năm gần đây có xu hướng giảm.
được trồng trong nước, qua đó khai thác và tạo ra thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Thứ hai, Việt Nam cũng nên quan tâm và tận dụng hơn nữa thị trường trong nước..
Việc khai thác nhu cầu của thị trường nội địa sẽ giảm bớt gánh nặng cho hoạt động xuất
khẩu, nhờ đó sẽ tiếp tục hỗ trợ cho ngành sản xuất cà phê trong nước đồng thời cũng sẽ là yếu tố kích thích sự phát triển thị trường tiêu dùng cà phê như các nước phát triển trên
thế giới. Theo ICO, sự phát triển tiêu dùng cà phê nội địa ở các nước xuất khẩu cà phê đã trở thành một trong những ưu thế trong việc nghiên cứu sự cân bằng cung cầu của thị
trường cà phê.
Thứ ba, Việt Nam nên thành lập các Hợp tác xã ngành hàng, Liên đoàn hoặc tổ chức đại diện cho sản xuất cà phê trong nước nhằm hoạt động hiệu quả, thay đổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất và chế biến cà phê. Các tổ chức này sẽ là cầu nối cho người sản xuất cà phê với các Bộ ngành, tuỳ vào tính pháp lý của tổ chức mà vai trò điều phối, quản lý có được thể hiện hay không. Tuy nhiên một điều rõ ràng rằng các đối tượng tham gia sản xuất, xuất khẩu cà phê sẽ nhận được sự hỗ trợ phù hợp nhằm
phát triển hơn nữa ngành hàng sản xuất của nước ta.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và tạo ra nhiều hệ quả tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên, chuỗi giá trị toàn cầu là một trong những hệ quả tích cực mà đem lại
nhiều giá trị và ý nghĩa nhất cho các ngành sản xuất, dịch vụ cũng như đối với giới nghiên cứu. Hơn nữa chuỗi giá trị toàn cầu của một mặt hàng nào đó cũng thể hiện được
mức độ hội nhập cũng như năng lực tham gia của quốc gia sản xuất trên thị trường quốc
tế, nắm bắt được chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp quốc gia nâng cao giá trị của mặt hàng. Cà phê cũng có chuỗi giá trị toàn cầu của riêng mình và bao gồm sáu khâu chính
mà mang lại giá trị cao nhất cho sản phẩm, khiến cho sản phẩm trở nên có tầm vóc hơn.
Mỗi quốc gia đều có thể tham gia vào chuỗi giá trị mà không nhất thiết tự quốc gia
đó phải thực hiện cả sáu khâu. Đây có thể được coi là một dạng của chuyên môn hoá, vì
các nước sẽ có những thế mạnh khác nhau và qua đó phục vụ mỗi một hoạt động khác nhau. Hơn nữa, những đặc trưng riêng của mỗi mặt hàng lại đem đến sự phức tạp riêng cho chuỗi giá trị của nó. Với cà phê, có nhiều hơn một yếu tố mà tác động đến sự hiệu quả khi tham gia chuỗi của các quốc gia và doanh nghiệp, trong đó có cả yếu tố chủ quan đến từ bản thân các đối tượng tham gia chuỗi và yếu tố khách quan đến môi
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử cà phê Việt Nam
Sản xuất cà phê đã trở thành một trong những nguồn thu chính cho Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1857, trong thời kì thực dân Pháp, cây cà phê đã được giới thiệu đến người Việt Nam bởi các thầy tu người Pháp khi họ trồng loại cây này tại nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình và Kon Tum, chủ yếu là ở các cao nguyên miền Trung. Đến năm 1969, nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đầu tiên - Coronel Coffee được thành lập ở Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với sản lượng khoảng 80 tấn/năm. Đang trên đà tăng trưởng, cà phê Việt Nam gặp phải sự gián đoạn mà Chiến tranh Việt Nam gây ra, phần lớn ở Buôn Ma Thuột, nơi mà gần như đã trở thành trung tâm nuôi trồng và sản xuất cà phê Việt Nam. Sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975, ngành công nghiệp cà phê được quốc hữu hoá; nhờ có các cuộc cải cách năm 1986, quyền sở hữu tư nhân được phép xuất hiện trở lại và là một cú hích lớn đối với ngành công nghiệp này, tạo ra một sự tăng
trưởng lớn trong sản xuất cà phê. Sự bắt tay hợp tác giữa người nông dân, người sản xuất và chính phủ đã có kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu chúng sang các kênh bán lẻ ở nước ngoài. Ví dụ điển hình cho các thương hiệu cà phê thành công chính là Trung Nguyên (1996) và Highlands Coffee (1998).
Sự bùng nổ của sản xuất cà phê Việt Nam đã được chứng nhận là chưa từng xuất hiện ở quốc gia nào khác. Vào năm 1990, nước ta mới chỉ sản xuất được một lượng xấp xỉ 1% sản lượng cà phê thế giới. Nhưng đến năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Brazil trở
thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất trên toàn thế giới. Cho đến hiện tại, cà phê luôn nằm trong top những mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm của cà phê Việt Nam
2.1.2.1. về giống cà phê
Ở Việt Nam, có hai loại cà phê chính được trồng là cà phê Robusta (còn được gọi là cà phê vối) và cà phê Arabica (còn được gọi là cà phê chè), trong đó cà phê Robusta chiếm đến hơn 95% tổng diện tích cà phê được trồng trên cả nước. Vì yêu cầu về điều kiện sinh trưởng và nuôi trồng, hầu như cà phê trồng tập trung ở các vùng đổi núi phía
diện tích cà phê nằm tại Tây Nguyên và 80% tổng sản lượng cà phê cả nước.
Đối với giống Robusta, tại Việt Nam, người dân đều tự tham gia sản xuất và lai tạo giống, hầu như không qua chọn lọc. Các dòng đưa vào sản xuất là dòng vô tính, có khả năng mang lại năng suất cao 4-6 tấn/ha, kháng tốt với bệnh gỉ sắt, khi chín rất thuận
lợi cho người nông để thu hái và chế biến.
Đối với giống Arabica, mặc dù Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp đã nghiên
cứu, lai tạo và chọn lọc cho ra các giống có tính chất tốt như các dòng vô tính giống