Lịch sử cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46)

Sản xuất cà phê đã trở thành một trong những nguồn thu chính cho Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1857, trong thời kì thực dân Pháp, cây cà phê đã được giới thiệu đến người Việt Nam bởi các thầy tu người Pháp khi họ trồng loại cây này tại nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình và Kon Tum, chủ yếu là ở các cao nguyên miền Trung. Đến năm 1969, nhà máy sản xuất cà phê hoà tan đầu tiên - Coronel Coffee được thành lập ở Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với sản lượng khoảng 80 tấn/năm. Đang trên đà tăng trưởng, cà phê Việt Nam gặp phải sự gián đoạn mà Chiến tranh Việt Nam gây ra, phần lớn ở Buôn Ma Thuột, nơi mà gần như đã trở thành trung tâm nuôi trồng và sản xuất cà phê Việt Nam. Sau khi cuộc chiến kết thúc năm 1975, ngành công nghiệp cà phê được quốc hữu hoá; nhờ có các cuộc cải cách năm 1986, quyền sở hữu tư nhân được phép xuất hiện trở lại và là một cú hích lớn đối với ngành công nghiệp này, tạo ra một sự tăng

trưởng lớn trong sản xuất cà phê. Sự bắt tay hợp tác giữa người nông dân, người sản xuất và chính phủ đã có kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu chúng sang các kênh bán lẻ ở nước ngoài. Ví dụ điển hình cho các thương hiệu cà phê thành công chính là Trung Nguyên (1996) và Highlands Coffee (1998).

Sự bùng nổ của sản xuất cà phê Việt Nam đã được chứng nhận là chưa từng xuất hiện ở quốc gia nào khác. Vào năm 1990, nước ta mới chỉ sản xuất được một lượng xấp xỉ 1% sản lượng cà phê thế giới. Nhưng đến năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Brazil trở

thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất trên toàn thế giới. Cho đến hiện tại, cà phê luôn nằm trong top những mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Một phần của tài liệu 257 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đối với mặt hàng cà phê việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w