Đối tượng sử dụng

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 28 - 30)

- Cán bộ cấp Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh trong xây dựng PRAP; - Những người làm chính sách ở các cấp (tỉnh, huyện, xã);

- Các nhà quản lý thuộc Sở NN&PTNT và Sở TN&MT9; - Các đơn vị tư vấn trong nước và quốc tế.

TỔNG KẾT CHƯƠNG I

Chương I trình bày giới thiệu về phân tích không gian, các ứng dụng của phân tích không gian trong xây dựng cơ sở dữ liệu, quy hoạch, quản lý, giám sát tài nguyên của các ngành và lĩnh vực và vai trò của phân tích không gian trong xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP); Sự phát triển của PRAP ở Việt Nam; các giai đoạn cụ thể xây dựng PRAP bao gồm giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn phân tích, giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn giám sát và giai đoạn ngân sách.

8 Quyết định 419/QĐ-TTg ngày 05/04/2017 phê duyệt chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030.

CHƯƠNG II

THIẾT KẾ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH KHÔNG GIAN

Thiết kế quy trình phân tích không gian là xác định các bước công việc và phương pháp hay kỹ thuật thực hiện các bước công việc đó được sắp xếp theo trình tự logic nhất định nhằm mang lại hiệu quả về thời gian và sự chính xác của kết quả đầu ra.

2.1. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

Các yếu tố đầu vào là rất quan trọng trong phân tích không gian, cũng giống như việc chế biến một món ăn: muốn có món ăn ngon thì cần phải chọn được nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ một cách phù hợp với mục tiêu. Việc phân tích không gian cũng vậy, cần định hướng trước được kết quả mong muốn của phân tích là gì để từ đó lựa chọn các lớp bản đồ không gian cho phù hợp.

Chẳng hạn, chúng ta cần xác định những khu vực mất rừng, suy thoái rừng thì sản phẩm của phân tích là bản đồ không gian chỉ rõ các khu vực mất rừng, suy thoái rừng. Từ đó xác định được yếu tố đầu vào cho nhiệm vụ này là các lớp bản đồ hiện trạng rừng không gian ở các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, để xác định được một cách cụ thể hơn thì các câu hỏi liên quan cần trả lời được như: mốc thời gian để phân tích, định dạng bản đồ, hệ tọa độ bản đồ, quy mô phân tích, tính thống nhất về cách phân loại rừng tại mỗi mốc thời gian .v.v.. Việc đưa ra và trả lời được các câu hỏi liên quan đến vấn đề quan tâm (càng nhiều, càng chi tiết càng tốt) sẽ giúp chúng ta lựa chọn được các yếu tố đầu vào cần thiết cho nhiệm vụ phân tích không gian.

Như vậy, tùy từng mục tiêu mà chúng ta lựa chọn các yếu tố đầu vào một cách phù hợp. Các yếu tố này có thể là dạng không gian (bản đồ) hoặc số liệu thống kê (dạng bảng) hoặc những mô tả (dạng văn bản). Tuy nhiên, để phân tích không gian được thì cần phải chuyển những dữ liệu phi không gian thành dữ liệu không gian. Để có thể dễ dàng lựa chọn và tránh thiếu sót thì nên liệt kê tất cả những gì chúng ta cho rằng có thể sử dụng làm yếu tố đầu vào, sau đó sẽ lựa chọn những yếu tố phù hợp nhất cho một nhiệm vụ phân tích không gian.

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 28 - 30)