XÂY DỰNG BẢN ĐỒ KHU VỰC ƯU TIÊN THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG REDD+

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 95 - 97)

THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG REDD+

Việc xác định tiêu chí để xác định khu vực ưu tiên cần trả lời được câu hỏi “cái gì được ưu tiên”. Trong xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP), người ta thường quan tâm đến vấn đề mất rừng, suy thoái rừng và làm thế nào để ổn định được diện tích rừng hiện có, và làm thế nào để nâng cao chất lượng rừng tự nhiên v.v.. Sau khi xác định được mục tiêu cần ưu tiên thì cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến mục tiêu ưu tiên đó, các yếu tố này được gọi là các tiêu chí đánh giá. Tương ứng với mỗi tiêu chí đánh giá là một lớp bản đồ không gian trong đó chứa thông tin xếp hạng của thông tiêu chí đó.

Một ví dụ ở Hà Tĩnh: Khi xây dựng PRAP người ta cần tìm ra những xã nào được ưu tiên thực hiện các hoạt động nhằm làm giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên trong tổng số 195 xã trên toàn tỉnh. Để đạt được mục tiêu này, các tiêu chí được đưa ra để phân tích gồm: (a) các xã đó phải có rừng tự nhiên, có nguy cơ cao bị suy thoái và mất rừng tự nhiên; (b) diện tích rừng tự nhiên phải đủ lớn, (c) việc đưa ra các tiêu chí có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nỗ lực làm giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên.

Hộp 6.1: Tích hợp các rủi ro và lợi ích vào việc lập bản đồ để xác định các khu vực ưu tiên cho các hoạt động REDD+

Như phần 1.3 đã mô tả, quy trình lập kế hoạch REDD+ tại Việt Nam gồm phân tích các hoạt động tiềm năm, rủi ro, lợi ích về xã hội và môi trường. Một số rủi ro và lợi ích này có thể liên quan đến khả năng can thiệp như thế nào – VD như liệu có nguy cơ hạn hán hay cháy rừng có thể ảnh hưởng đến sự thành công của can thiệp? Các rủi ro và lợi ích khác liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+, hay còn gọi là các biện pháp đảm bảo an toàn Cancun. Theo UNFCCC, các quốc gia muốn nhận được “các khoản thanh toán dựa theo thành quả” cho REDD+ cần phải giải quyết và tôn trọng 7 biện pháp đảm bảo an toàn – các biện pháp này nhằm hỗ trợ giải quyết các tác động xã hội và môi trường và ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tất cả các tác động tiêu cực tiềm ẩn và được tóm tắt phía dưới:

Khi lập kế hoạch cho REDD+, cần xác định các vị trí phù hợp hoặc ưu tiên để thực hiện các can thiệp REDD+, các rủi ro và lợi ích tiềm năng cũng như sự tuân thủ của can thiệp với các biện pháp đảm bảo an toàn cũng cần được xem xét. Điều này bao gồm xem xét các yếu tố trong phân tích không gian bất kỳ liên quan đến các can thiệp.

(A) Nhất quán với các mục tiêu quốc gia và các hiệp định quốc tế (B) Quản lý rừng minh bạch, hiệu quả và theo chủ quyền

(C) Tôn trọng kiến thức và quyền lợi của người dân bản địa và thành viên của các cộng đồng địa phương (D) Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của các bên liên quan

(E) Rừng tự nhiên, đa dạng sinh học và tăng cường lợi ích (F) Giải quyết các rủi ro do sự đảo ngược

Cũng như các nguyên tắc khác, việc lập kế hoạch REDD+ cũng có thể xem xét mặt không gian, qua việc sử dụng các lớp đầu vào cụ thể, có thể đánh giá rủi ro và lợi ích. Ví dụ, một can thiệp REDD+ nhằm khôi phục diện tích rừng đã bị suy thoái không nên chuyển đổi bất kỳ khu vực rừng tự nhiên nào thành rừng trồng và nên tìm cách tăng cường các lợi ích xã hội và môi trường, phù hợp với các biện pháp đảm bảo E. Khi lập bản đồ vị trí ưu tiên cho mỗi hoạt động, cần xem xét thêm về các đặc điểm sinh lý, phân loại quản lý rừng, và như vậy, các tiêu chí lập bản đồ có thể bao gồm:

- Vị trí rừng tự nhiên (để tránh/giảm nhẹ nguy cơ chuyển đổi sang rừng trồng)

- Vị trí của các hộ dân nghèo và khu vực khai thác LSNG (để giảm nguy cơ các hộ dân nghèo không tiếp cận được lâm sản mà trước nay họ phụ thuộc vào)

- Khu vực có rủi ro cao hơn về xói mòn đất (để tăng cường các lợi ích tiềm năng từ việc phục hồi rừng, ví dụ giảm xói mòn đất)

- Khu vực có giá trị bảo tồn hoặc đa dạng sinh học cao (để tăng cường lợi ích tiềm năng cho việc bảo tồn đa dạng sinh học)

Có rất nhiều ví dụ về tiêu chí và các lớp không gian tương ứng có thể sử dụng để nghiên cứu sự phân bố của các lợi ích và rủi ro tiềm năng từ REDD+ qua cảnh quan. Tuy nhiên, không phải tất cả các thông tin đều có thể bản đồ hoá – hiểu được các rủi ro và lợi ích, và tuân thủ các hoạt động REDD+ với các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+, cũng cần được tham vấn các bên liên quan và các loại phân tích khác.

Câu hỏi thảo luận: có bao nhiêu lớp không gian có thể sử dụng trong lập bản đồ rủi ro và lợi ích trong bảng 1.2. và 1.2?

* Để có thông tin chi tiết hơn về các biện pháp đảm bảo an toàn, cùng các tài liệu đầy đủ về chúng, hãy tham khảo: http://www.unredd.net/knowledge/redd-plus-technical-issues/safeguards.html (Eng)

- Diện tích rừng tự nhiên của xã bị mất hoặc suy thoái: đây là tiêu chí đầu tiên cần được xem xét đến, bởi xã nào có diện tích càng nhiều thì càng được ưu tiên, và là tiêu chí quan trọng nhất trong tất cả các tiêu chí.

- Các nguyên nhân dẫn đến rừng tự nhiên bị mất và suy thoái: quy hoạch phát triển đường giao thông, khai thác trái phép, cháy rừng, tỷ lệ nghèo đói, mật độ dân cư, số thôn sống trong và gần rừng, diện tích sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp. Các nguyên nhân này được xác định thông qua hội thảo “Nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng” được tổ chức tại tỉnh với nhiều thành phần có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng tham dự và đóng góp ý kiến.

- Từ các tiêu chí ở trên, các lớp bản đồ cần thiết cho phân tích MCA gồm:

Bảng 6- 6: Các lớp bản đồ đầu vào và yêu cầu

TT Tên bản đồ Dạng bản đồ Yêu cầu

1 Lớp bản đồ hành chính xã Dạng polygon Có đầy đủ thông tin xã, huyện, tỉnh

2 Lớp bản đồ hiện trạng rừng các thời kỳ Dạng polygon Có thông tin về hiện trạng rừng được chuẩn hóa theo cùng một thang phân loại 3 Lớp bản đồ quy hoạch đường giao thông Dạng polygon hoặc/và polyline Có thông tin chi tiết về cấp đường, bề rộng hành lang bảo vệ…

TT Tên bản đồ Dạng bản đồ Yêu cầu

4 Lớp bản đồ về khai thác gỗ trái phép Dạng point hoặc polygon Mô tả chi tiết số mtrên địa bàn xã (bình quân/năm)3 gỗ khai thác trái phép 5 Lớp bản đồ về nguy cơ cháy rừng Dạng polygon Chỉ rõ được các khu vực có nguy cơ cháy khác nhau

6 Lớp bản đồ tỷ lệ đói nghèo Dạng point hoặc Polygon

Thông tin mô tả rõ tỷ lệ đói nghèo ở từng xã, đánh giá tỷ lệ cao hay thấp cần căn cứ vào quy định của địa phương. Trong một tỉnh, tỷ lệ đói nghèo ở các xã giống nhau nhưng đôi khi được đánh giá ở mức khác nhau.

7 Lớp bản đồ mật độ dân cư Dạng point hoặc Polygon

Thông tin chỉ rõ mật độ dân cư của mỗi xã. Mật độ dân cư cao hay thấp cần căn cứ vào quy định phân cấp của địa phương.

8 Số thôn trong/gần rừng Dạng point Mỗi point đại diện cho một thôn sống trong hoặc gần rừng. 9 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Dạng polygon Bản đồ cần thể hiện rõ loại hình sử dụng đất của từng xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các lớp bản đồ trên sẽ được sử dụng để thiết kế quy trình làm việc cho một phân tích không gian nhằm xác định được khu vực ưu tiên cho các hoạt động làm giảm nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng.

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 95 - 97)