LẬP BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ CÁC LỚP THÔNG TIN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 49 - 50)

THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐƠN GIẢN KHÁC

Hiện trạng rừng là lớp bản đồ quan trọng và cần thiết cho công tác xây dựng PRAP ở địa phương. Trước đây, ở Việt Nam dữ liệu về tài nguyên rừng dưới dạng bản đồ khá nghèo nàn và không đồng nhất. Dữ liệu hiện trạng rừng từ năm 1990 đến 2010 được sử dụng để phân tích biến động rừng trong xây dựng PRAP hiện nay phần lớn được kế thừa từ dự án đánh giá diễn biến tài nguyên rừng dưới sự hợp tác của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI). Bộ bản đồ này phân loại hiện trạng sử dụng đất theo 17 loại. Ngoài ra, một số địa phương được các dự án hỗ trợ trong công tác đánh giá hiện trạng, cập nhật diễn biến rừng (trước năm 2012) có sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng rừng theo hệ thống phân loại QPN: 6-84 năm 1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT). Năm 2012, Bộ NN&PTNT triển khai thực hiện dự án thí điểm về Điều tra, kiểm kê rừng tại hai tỉnh Bắc Kạn và Hà Tĩnh. Lần đầu tiên, ngành lâm nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ viễn thám chất lượng cao trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng. Sự thành công của dự án thí điểm đã cho phép Bộ NN&PTNT mở rộng quy mô toàn quốc. Tính đến tháng 12/2016, toàn bộ 60 tỉnh/thành có đất lâm nghiệp đã hoàn thành chương trình “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”. Với dự án này, việc phân loại trạng thái rừng và đất lâm nghiệp được thực hiện theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Theo đó, cả nước có 93 loại trạng thái rừng và đất chưa có rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp. Việc kết hợp dữ liệu bản đồ 17 mã trạng thái với bản đồ 93 mã trạng thái đã gặp không ít khó khăn khi so sánh sự thay đổi hiện trạng rừng giữa các chu kỳ trước (trước 2012) với chu kỳ hiện tại, bởi sự không thống nhất về cách phân loại hiện trạng rừng. Vấn đề này được khắc phục bằng cách quy đổi bảng phân loại 93 mã trạng thái về bảng phân loại 17 trạng thái. Bảng quy đổi13 được trình bày ở phụ lục 01.

Ở đây, chúng ta bàn về thành lập bản đồ tài nguyên rừng và một số thông tin quy hoạch đơn giản khác phục vụ phân tích không gian trong xây dựng PRAP. Như đã nói ở trên, hiện nay bản đồ hiện trạng rừng được thành lập dựa vào số liệu điều tra mặt đất, ảnh vệ tinh và một số dữ liệu tham khảo như bản đồ độ cao, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất…kết hợp với hiệu chỉnh thực địa và tham vấn địa phương. Phương pháp chung14 như sau:

Lớp bản đồ hiện trạng rừng chứa thông tin về hiện trạng rừng như trạng thái rừng và đất lâm nghiệp (phân loại theo Thông tư 3415), trữ lượng gỗ, trữ lượng tre nứa, diện tích, đối tượng quản lý, thông tin quy hoạch 3 loại rừng… Các thông tin về quy hoạch được đưa vào bản đồ tài nguyên rừng dựa trên các lớp bản đồ kế thừa được từ các sở ngành có liên quan như: quy hoạch thủy điện, quy hoạch khai thác mỏ, quy hoạch khu tái định cư, quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi, quy hoạch trồng cây cao su (hoặc cây công nghiệp khác), quy hoạch phát triển hạ tầng, giao thông… Lớp bản đồ về tài nguyên rừng 13 Được IFEE phát triển trong quá trình xây dựng PRAP cho Hà Tĩnh và được tham vấn qua các cuộc làm việc kỹ

thuật giữa FAO, UNEP với các CIP

14 Theo phương pháp chung của dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016.

15 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

được lưu ở dạng .TAB (nếu sử dụng MapInfo) hoặc .SHP (nếu sử dụng ArcGIS/QGIS) với hệ tọa độ phù hợp với từng địa phương.

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)