Kỹ thuật lập bản đồ xác minh thực địa

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 114 - 115)

Bản đồ xác minh thực địa là công cụ giúp cho đoàn công tác định hướng được vị trí các điểm cần xác minh ngoài thực địa trong đợt công tác.

- Về tỷ lệ của bản đồ: quá trình xác minh thực địa thường được thực hiện trong phạm vi cấp huyện hoặc cấp xã. Mục tiêu của xác minh thực địa là các vị trí xác minh ngoài thực tế phải thuận lợi cho việc tiếp cận, đảm bảo được việc di chuyển đến các vị trí khác nhau trong một đợt công tác. Do đó, tỷ lệ bản đồ phục vụ biên tập bản đồ trong xác minh thực địa phải phù hợp với nội dung cần xác minh. Thông thường tỷ lệ bản đồ được xây dựng ở tỷ lệ 1/25 000 và 1/50 000 (đối với cấp huyện) và tỷ lệ 1/10 000 (đối với cấp xã).

- Về nội dung của bản đồ: trên bản đồ xác minh thực địa cần có 2 nội dung đó là: (1) nội dung chính của bản đồ hay đó chính là nội dung cần phải được xác minh và vị trí điểm được lựa chọn. Nội dung chính của bản đồ bao gồm: khu vực mất rừng; khu vực suy thoái rừng; khu vực tăng diện tích và chất lượng rừng tự nhiên; khu vực phát triển rừng trồng (2) các lớp bản đồ phụ trợ như: giao thông, thủy văn, địa hình, điểm UBND xã, trạm xá, bưu điện…giúp cho đoàn công tác có thêm các dấu hiệu để nhận biết và dễ dàng tiếp cận điểm cần được xác minh.

- Về trình bày bản đồ: trên bản đồ xác minh thực địa luôn có ít nhất 1 nội dung chính cần xác minh và các lớp bản đồ hỗ trợ. Người ta cũng có thể biên tập đầy đủ 4 nội dung cần xác minh thực địa, điểm cần xác minh và các lớp bản đồ hỗ trợ trên một bản đồ tổng hợp. Có thể biên tập bản đồ xác minh thực địa theo các cách khác nhau tuy nhiên các bản đồ này cần đảm bảo đáp ứng được các mục tiêu của đoàn công tác.

Hình 8- 1: Bản đồ xác minh thực địa nội dung tăng rừng tự nhiên và rừng trồng

(Nguồn: Dự án xây dựng kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Hà Tĩnh, 2016)

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 114 - 115)