Những khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 39 - 40)

a. Dữ liệu không tập trung nằm ở nhiều cơ quan/ban ngành khác nhau

Dữ liệu phân tích không gian cho PRAP mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, các dữ liệu cần phải thu thập ở nhiều cơ quan khác nhau như đã được đề cập ở mục 3.3. Để có dữ liệu đầy đủ cho quá trình phân tích không gian, cần phải có kế hoạch với một thời gian dài để có thể thu thập được đầy đủ các tài liệu cần thiết.

11 Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng QPN 6-84 ban hành kèm theo Quyết định số 682B/QLKT ngày 01/8/1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

12 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 10/6/2009: Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng

b. Chi phí khai thác dữ liệu cao

Đối với các dữ liệu bản đồ dạng số như: bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ giao đất, …theo quy định của Nhà nước, các đơn vị sử dụng cần trả một khoản kinh phí sử dụng theo quy định. Do các loại bản đồ này có độ chi tiết cao đến từng thửa đất, chủ sử dụng,…với số lượng lớn nên khi sử dụng sẽ cần một khoản kinh phí lớn để có thể có được toàn bộ cơ sở dữ liệu cho một tỉnh.

c. Sự thiếu hợp tác của các cơ quan quản lý dữ liệu

Việc xây dựng PRAP mang tính đa ngành, có phạm vi liên quan rộng nhưng PRAP vẫn được xác định với đối tượng chính là ngành Lâm nghiệp. Việc thu thập các dữ liệu thuộc các cơ quan trong ngành lâm nghiệp thường là dễ hơn so với việc thu thập tài liệu tại các cơ quan ban ngành khác như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động và thương binh xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư… Khó khăn do thiếu sự hợp tác của các cơ quan ban ngành được xác định là do chưa có sự nắm bắt kịp thời các thông tin về Chương trình REDD+, các bên liên quan chưa nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm của đơn vị mình trong việc xây dựng PRAP.

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 39 - 40)