Phương pháp tiếp cận tổng thể

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 102)

Phương pháp tiếp cận để xác định các biện pháp can thiệp đối với các nguyên nhân và rào cản tại mỗi địa phương được xác định dựa trên những chính sách và biện pháp được xác định trong Chiến lược hành động REDD+ quốc gia (NRAP) kết hợp với hoàn cảnh thực tế tại địa phương. Trong một số trường hợp việc xác định các biện pháp can thiệp ở địa phương là khá đơn giản. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bức tranh sẽ phức tạp, liên quan nhiều và tác động đến nguyên nhân cơ bản của mất rừng và suy thoái rừng và rào cản đến việc thực thi các hoạt động”+”. Do đó, để các biện pháp can thiệp trong REDD+ ở địa phương hiệu quả có thể cần một bộ (hoặc một “gói”) các biện pháp can thiệp nhằm giải quyết các nguyên nhân ưu tiên và những nguyên nhân cơ bản và các rào cản, bằng một cách toàn diện, có tính đến các chính sách và biện pháp can thiệp (PAM) ở cấp quốc gia được đề cập trong NRAP.

Hình 7- 1: Mức độ thực thi REDD+

Tương tự, việc thực thi REDD+ có thể cần những can thiệp phối hợp ở nhiều cấp quản trị, từ cấp quốc gia đến cấp vùng và địa phương (Hình 7- 1). Mức độ quản trị khác nhau này sẽ bao gồm nhiều bên liên quan, trong đó có cả các nhà hoạch định chính sách, những đối tượng thực thi có tầm ảnh hưởng và tác nhân của mất rừng và suy thoái rừng, mỗi cấp có sự quan tâm và năng lực thực thi khác nhau. Như vậy, việc xác định các

Quốc gia

Vùng

Khu vực ưu tiên

biện pháp can thiệp cho REDD+ ở cấp tỉnh phải đảm bảo rằng sẽ có mối liên hệ với những chính sách và biện pháp ở cấp quốc gia. Chính sách và biện pháp ở cấp quốc gia sẽ có tác động xúc tác để thực hiện các biện pháp can thiệp ở cấp tỉnh.

7.1.2. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC NGUYÊN NHÂN MẤT RỪNG, SUY THOÁI RỪNG VÀ CÁC RÀO CẢN TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG “+”

Để giải quyết các nguyên nhân và rào cản những người tham gia vào việc xây dựng các biện pháp can thiệp cho REDD+ ở cấp tỉnh cần phải áp dụng các công cụ hỗ trợ ra quyết định. Quá trình xây dựng các biện pháp can thiệp thường phải đối mặt với các tình huống khó khăn bởi phạm vi các bên liên quan rộng lớn có ảnh hưởng, xuất hiện xung đột lợi ích và thông tin về kết quả của những lựa chọn cụ thể. Luận chứng của việc ra quyết định có thể bao gồm:

- Làm thế nào để cân nhắc việc lồng ghép REDD+ (và rộng hơn là nền kinh tế xanh) vào các mục tiêu phát triển ở các địa phương;

- Các loại biện pháp can thiệp có thể được thực thi trong phạm vi một địa phương cụ thể;

- Thiết lập các mục tiêu đối với việc thực thi mỗi biện pháp can thiệp (ví dụ như diện tích khu vực được che phủ)

- Các ưu tiên về địa điểm thực thi dự án.

Công cụ hỗ trợ ra quyết định có thể có nhiều hình thức khác nhau, từ các tài liệu và biểu đồ hướng dẫn đến kỹ thuật để hình dung thông tin liên quan đến quyết định và các phần mềm phức tạp. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ ra quyết định để phân tích các biện pháp can thiệp cho REDD+ ở cấp địa phương, bao gồm:

- Hình mẫu thay đổi đất rừng mưa nhiệt đới IDRISI (LCM); - Bộ công cụ rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF);

- Sách hướng dẫn của Ngân hàng thế giới để ước tính chi phí cơ hội của REDD+; - Công cụ rủi ro và lợi ích của UN-REDD (BeRT).

7.1.3. XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TIỀM NĂNG CHO ĐỊA PHƯƠNG

Để giải quyết các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, tác nhân và quá trình liên quan, các gói can thiệp có thể có nhiều hình thức tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau. Để minh chứng cho điều này, Bảng 7.1 trình bày danh sách (chưa đầy đủ) về các biện pháp tiềm năng của REDD+ và sự liên quan của các biện pháp này đến các hoạt động REDD+ (hai dấu tick có nghĩa là vai trò chủ đạo và trực tiếp để thực thi hoạt động REDD+ đưa ra, một dấu tick thể hiện vai trò tiềm năng ít trực tiếp hơn). Sự liên quan của mỗi biện pháp can thiệp đến 5 hoạt động REDD+ đã được chỉ ra trong bảng sẽ phụ thuộc vào từng bối cảnh (ví dụ như quá trình có liên quan đến nguyên nhân của mất rừng và các rào cản đến các hoạt động “+” và cách thức trong đó các biện pháp can thiệp được thực thi) và chỉ đưa ra với mục đích minh họa.

Bảng 7- 1: Các biện pháp tiềm năng đối với thực thi REDD+

Các biện pháp can thiệp tiềm năng

Các hoạt động của REDD+ Giảm phát thải từ mất rừng Giảm phát thải từ suy thoái rừng Bảo tồn trữ lượng carbon rừng Quản lý rừng bền vững Nâng cao trữ lượng carbon rừng

Tài trợ cho các chương trình phòng chống

cháy rừng ✔ ✔✔ ✔

Loại bỏ sự tài trợ cho mất rừng và suy thoái rừng và/hoặc thuế giải phóng mặt bằng (khuôn khổ

tài chính) ✔✔ ✔✔ ✔

Thực thi các chương trình năng lượng sinh học

bền vững ✔ ✔✔ ✔ ✔ ✔

Tăng cường mạng lưới khu vực được bảo vệ và cải thiện quản lý (bao gồm quản lý dựa vào

cộng đồng) ✔ ✔ ✔✔ ✔

Hỗ trợ để/ tăng cường lâm nghiệp cộng đồng

✔ ✔ ✔ ✔✔ ✔ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường thực thi lâm luật gắn với giám sát

rừng cải tiến ✔ ✔ ✔ ✔ ✔

Thực thi nhượng quyền bảo tồn

✔ ✔ ✔✔

Trồng rừng/ tái tạo rừng trên đất rừng suy thoái

(bao gồm nông lâm nghiệp) ✔ ✔✔

Thực thi chi trả cho các chương trình dịch vụ môi trường và/ hoặc và các loại chương trình ưu

đãi khác ✔ ✔ ✔ ✔ ✔

Cải thiện an toàn sở hữu, bao gồm đất của người dân địa phương và quyền tiếp cận và sử dụng đất

của nam giới và phụ nữ. ✔ ✔ ✔ ✔ ✔

Hỗ trợ chứng chỉ rừng và/ hoặc giảm khai thác

tác động ✔ ✔✔

Thực thi kế hoạch sử dụng đất quy mô địa phương, tỉnh và quốc gia, bao gồm xây dựng cơ

sở hạ tầng (ví dụ đường sá) ✔ ✔ ✔ ✔ ✔

Hỗ trợ mở rộng các khoản tín dụng nhỏ sẵn có để cải thiện phát triển thương mại bền vững và/

hoặc phi nông nghiệp và việc làm ✔✔ ✔✔ ✔

Nguồn: Tài liệu tham khảo về REDD+ xuất bản lần 2 (2017) Phần 7: Các chính sách và biện pháp thực hiện REDD+

Tương tự các nguyên nhân có thể được chia thành các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp thì các biện pháp can thiệp có thể được chia thành các can thiệp trực tiếp và khích lệ:

- Can thiệp trực tiếp đặt mục tiêu vào việc đạt được các kết quả về giảm phát thải và/ hoặc tăng cường loại bỏ. Ví dụ có thể là trồng rừng, phòng chống cháy rừng;

- Can thiệp khích lệ đặt mục tiêu vào việc tạo ra các khuôn khổ phù hợp cho các can thiệp trực tiếp hiệu quả và hiệu suất, tức là nhằm mục đích tạo ra một môi trường thuận lợi cho các can thiệp trực tiếp. Can thiệp khích lệ có thể bao gồm việc xây dựng năng lực, quy hoạch sử dụng đất, ổn định kinh tế vĩ mô và các chương trình quản trị.

7.1.4. XEM XÉT PHẠM VI VÀ QUY MÔ CỦA REDD+ VÀ QUÁ TRÌNH THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP TRONG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ CẤP TỈNH

Phạm vi hoạt động của REDD+ ở cấp tỉnh chủ yếu liên quan đến (hoặc kết hợp) của 5 hoạt động của REDD+ mà quốc gia lựa chọn để thực thi (nội dung này được thể hiện trong Chiến lược REDD+ quốc gia). Các quyết định về phạm vi của REDD+ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các nguyên nhân và/ hoặc rào cản nào có liên quan nhất để giải quyết và sau đó đến biện pháp thích hợp nhất để thông qua nhằm giải quyết những nguyên nhân và rào cản này ở mỗi địa phương.

Để xem xét quy mô của REDD+ ở mỗi địa phương có thể căn cứ vào các yếu tố khác nhau như:

- Ở hầu hết các địa phương,việc thực thi REDD+ cần tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực quan trọng: ví dụ như những điểm nóng về mất rừng hoặc suy thoái rừng, hoặc những khu vực nơi mà tiềm năng của các hoạt động “+” là đặc biệt cần thiết. Các quyết định về quy mô khu vực được ưu tiên sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các chính sách và biện pháp được xác định ở cấp tỉnh, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề chính như các nguyên nhân có liên quan để giải quyết.

- Các tác nhân tham gia;

- Các năng lực cần thiết để thực thi các hoạt động; và

- Các chi phí và lợi ích thu được từ việc thực thi, vì điều này có thể rất khác nhau ở mỗi địa phương.

7.2. KẾT NỐI NGUYÊN NHÂN, RÀO CẢN

ĐỂ LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP

7.2.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG LẬP KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG REDD+ CẤP TỈNH REDD+ CẤP TỈNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình lập kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh ở Việt Nam (PRAP) và triển khai kế hoạch này sử dụng cách tiếp cận “học thuyết của sự thay đổi” để thiết kế, giám sát và đánh giá tác động của chương trình. Lý thuyết về sự thay đổi có thể được định nghĩa như là một kế hoạch hoặc giả thuyết về cách can thiệp khi chương trình REDD+ sẽ đạt được mục tiêu xác định của mình. Học thuyết của cách tiếp cận thay đổi nhấn mạnh vào phân tích nguyên nhân và kết quả thông qua việc sử dụng “cây vấn đề” và “cây giải

pháp” (hoặc chuỗi kết quả). Điều này khuyến khích việc xác định các chiến lược và chi phí cơ hội cho các can thiệp của REDD+. Một lợi thế quan trọng của cách tiếp cận học thuyết thay đổi là trực quan và tương đối dễ hiểu, và do đó có lợi cho sự tham gia của các bên liên quan. Cách tiếp cận không phải là mới với Chương trình REDD+.

Lý thuyết về sự thay đổi là một công cụ để đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề, hỗ trợ đắc lực cho việc lập kế hoạch và giám sát đánh giá kết quả;

Lý thuyết về sự thay đổi xác định các mục tiêu lâu dài, các điều kiện hay giải pháp, hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu đó.

Lý thuyết về sự thay đổi mô tả quá trình thay đổi thông qua việc khắc họa mối liên quan giữa các nội dung: VẤN ĐỀ - GIẢI PHÁP- MỤC TIÊU NGẮN HẠN - MỤC TIÊU TRUNG HẠN - MỤC TIÊU DÀI HẠN.

Điều quan trọng là cần lưu ý rằng học thuyết của cách tiếp cận thay đổi có thể và nên được sử dụng kết hợp với các phương pháp lập kế hoạch “kỹ thuật” - đó không phải là một cách tiếp cận độc lập. Vì vậy, phương pháp và hướng dẫn của PRAP nhấn mạnh hơn về việc bổ sung giữa học thuyết chất lượng và có sự tham gia với phương pháp lập kế hoạch kỹ thuật như phân tích không gian.

7.2.2. LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CHO REDD+

Các lựa chọn chiến lược khác nhau đã đề cập trước đó (các hoạt động REDD+ ưu tiên, khu vực địa lý và nguyên nhân của mất rừng và suy thoái rừng) có thể tạo điều kiện cho quá trình xây dựng các biện pháp can thiệp. Hình 7-2 trình bày một danh sách không đầy đủ về các khía cạnh có tính đến trong quá trình ra quyết định đối với biện pháp can thiệp tiềm năng.

Quy mô và phạm vi Sự sẵn có về số liệu Tiêu chí ưu tiên biện pháp can thiệp Lợi ích cacbon Cơ hội tài chính (REDD+ hoặc không

Ưu tiên của địa phương

Mối liên quan chặt chẽ chính sach Hiêu quả về chi phí Biện pháp hiện có Rào cản/cơ hội

quản trị và chính trị, kinh

tế và xã hội Phi cacbon/

đa lợi ich

Xây dựng lý thuyết về sự thay đổi có thể là bước đi hữu ích tiếp theo. Một lý thuyết về sự thay đổi là một kế hoạch hoặc giả thuyết về việc làm thế nào để một loạt các can thiệp sẽ đạt được mục đích và mục tiêu dài hạn dự kiến. Lý thuyết lý giải quá trình thay đổi dự kiến, trong đó nêu rõ các điều kiện tiên quyết cần thiết và các giả định về nhân quả. Trong trường hợp của REDD+, lý thuyết này bao gồm việc đánh giá phương pháp để các biện pháp khác nhau (đầu vào) dự kiến cần thực hiện sẽ dẫn đến các kết quả carbon (tác động) và các mục tiêu tiềm năng khác. Sự thay đổi lý thuyết có thể giúp làm sáng tỏ mạng lưới can thiệp phức tạp cần thiết dẫn đến sự thay đổi, các giả định cơ bản và các rủi ro có liên quan. Hình thành lý thuyết về sự thay đổi, các đối tượng thi hành có thể đưa ra quyết định thông báo về chiến lược và chiến thuật, có thể được cải thiện và chỉnh lý theo thời gian thông qua công tác tham vấn và phân tích tiếp theo.

Từ nhiều biện pháp có thể có liên quan đến việc đạt được các mục tiêu REDD+, các địa phương sẽ phải ưu tiên lựa chọn những biện pháp can thiệp cho REDD dựa trên nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và rào cản trong các hoạt động bảo tồn trữ lượng carbon, tăng cường trữ lượng carbon và quản lý rừng bền vững. Điều này có thể dựa vào các yếu tố, bao gồm:

- Tăng cường tối đa tiềm năng của các hoạt động REDD+ trong bối của địa phương; - Năng lực của mỗi địa phương để thực thi các biện pháp can thiệp hiệu quả và hiệu

suất;

- Chi phí và lợi ích mong đợi của các biện pháp can thiệp cũng như những rủi ro tiềm năng;

- Bám sát các ưu tiên và kế hoạch phát triển của địa phương;

- Khả năng chấp thuận/ hỗ trợ về mặt chính trị cho các hoạt động cụ thể;

- Bản chất và phạm vi chính sách và kế hoạch lâm nghiệp hiện hành và các chính sách và biện pháp liên quan đến REDD+ hiện hành khác;

- Tiềm năng tài chính cho việc thực thi các biện pháp can thiệp (song phương/đa phương/quốc gia/tỉnh);

- Các biện pháp bảo đảm an toàn tiềm năng bắt đầu triển khai.

Chi phí mong đợi và đa lợi ích của các hoạt động tiềm năng của REDD+ và rủi ro liên quan đến các hoạt động này cần được đánh giá (cùng với công tác về các biện pháp bảo đảm an toàn). Điều này cần xem xét tiềm năng giảm thiểu cũng như các khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường. Cách thức để làm cho các biện pháp can thiệp phù hợp với khuôn khổ pháp lý, chính sách và các quy định, phát triển hiện hành cũng cần được xem xét và hiệp lực tìm kiếm bất cứ khi nào có thể, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chấp thuận về mặt chính trị cũng như cơ hội xúc tác đầu tư REDD+ từ các nguồn phi REDD+ (tức là ngân sách quốc gia, ODA, khu vực tư nhân). Khi các yêu cầu cho việc cải tiến đã được xác định, tính khả thi của việc thực thi chính trị cần thiết cũng như khung thời gian của các quá trình như vậy cũng cần được xem xét.

Mối liên quan của các biện pháp can thiệp cho REDD+ không nhất thiết phải được đánh giá một cách riêng biệt, nhưng thay vì các biện pháp can thiệp được xem xét dưới dạng một gói các hoạt động rõ ràng của REDD+ đã sắp xếp trình tự theo thời gian, giải quyết cả các nguyên nhân cơ bản và gián tiếp. Cần xem xét tiềm năng hoặc những ảnh hưởng xúc tác và hiệp lực cần thiết giữa các biện pháp can thiệp được thực thi ở cấp quốc gia, khu vực với cấp địa phương (ví dụ những thay đổi về các quy định, chính sách hỗ trợ thực thi các hoạt động ở cấp địa phương).

7.2.3. LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CHO REDD+ CÓ SỰ THAM GIA

Một phần của tài liệu ổ tay phân tích không gian trong lập kế hoạch hành động redd+ cấp tỉnh (Trang 102)