Một khi giá trị - dữ liệu của các chỉ tiêu khác nhau thu được từ dữ liệu gốc, những giá trị này cần được xếp loại theo thứ tự (ví dụ từ 1 đến 10) thể hiện mức độ thích hợp cho một mục đích riêng biệt nào đó. Điều này có nghĩa là các giá trị - dữ liệu khác nhau có thể có tầm quan trọng thay đổi ở sản phẩm cuối cùng của sự phân tích. Sự phân hạng này là cần thiết cho việc tạo ra sự so sánh các tiêu chuẩn khác nhau.
Có hai cách tiếp cận để hiện thực hóa sự phân hạng này. (1) Cách thứ nhất là các giá trị cho bất kỳ tiêu chuẩn nào cũng được chuyển sang giá trị kiểu Boolean (mang giá trị “đúng” hoặc “sai”), (2) cách thứ hai là các giá trị định lượng được đánh giá theo các biến hoàn toàn liên tục thay vì thu gọn chúng theo các ràng buộc kiểu Boolean (Eastman, 1999).
a. Cách tiếp cận kiểu boolean
Cách tiếp cận kiểu boolean (hoặc kiểu nêu vấn đề tiếp cận) chỉ ra những vùng cần xác định thành hai nhóm: vùng thích hợp với một vài tiêu chuẩn và vùng không thích hợp. Trong trường hợp biến “trạng thái ở gần đường”, khoảng giới hạn sẽ được xác định cho vấn đề phí tổn của xây dựng được chấp nhận, ví dụ 20m. Điều này có nghĩa là những vùng trong khoảng cách 20m từ đường là thích hợp cho phát triển dân cư và các vùng khác không thích hợp. Trong cách tiếp cận này, bất kỳ một tiêu chuẩn nào cũng cần được chuyển sang kiểu giới hạn boolean. Cuối cùng, những tiêu chuẩn được giải mã (những bản đồ) được chồng ghép để nhận dạng những vùng thỏa mãn tất cả các giới hạn. Chồng ghép boolean có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tổ hợp giao (logic
Hình 6- 1: Sơ đồ các mô hình vùng phát triển Bản đồ gốc Bản đồ chiết xuất Gần đường Gần đường Gần bờ Tầm nhìn bờ biển Phân tích tầm nhìn Hướng dốc Cản kháng Chức năng hỏi đáp Chức năng địa lý, góc dốc
Chức năng địa lý, hướng dốc Chức năng lan truyền
Chức năng lan truyền Góc dốc Bản đồ gốc Góc dốc Góc dốc Đường bờ Đường bờ Đường bờ DEM DEM DEM
AND) hoặc hợp (logic OR). Logic OR được dùng để hợp các tiêu chuẩn không cần thiết trùng nhau (Jones,1997).
Ví dụ vùng thích hợp cho mục đích dân cư và có vị trí nhìn ra bờ biển (cách đường bờ 15m) hoặc khi nó gần bờ (trong 300m từ bờ). Nhưng những vùng chỉ thích hợp khi nó nằm xa bờ với khoảng cách 100m và có độ dốc <50%.
Tiếp cận boolean được đánh giá khi mỗi một tiêu chuẩn xem xét có thể được chia ra theo kiểu thể hiện boolean. Thường rất có ích khi biết mức độ thích hợp trong một vài mục đích nhất định. Nhược điểm thứ nhất là không thể thực hiện được vấn đề thiết lập lại mức độ thích hợp trong cách tiếp cận này. Nhược điểm thứ hai của phép tiếp cận này là mỗi nhân tố được xem xét là có mức quan trọng như nhau. Để phân ra sự cách biệt về mức độ quan trọng của các nhân tố hoặc tạo ra các bản đồ bởi các mức độ thích hợp khác nhau điều cần thiết là đánh giá các nhân tố khác nhau theo kiểu phân loại hoặc theo các nhân tố liên tục (Easman, 1999).
b. Nhân tố phân loại hoặc liên tục
Khi các tiêu chuẩn có mức độ ảnh hưởng khác nhau về vấn đề cần xem xét, gắn các trọng số cho từng tiêu chuẩn là thuận tiện hơn cả. Thứ nhất các giá trị thuộc tính của các tiêu chuẩn khác nhau cần được xếp hạng theo thang tỷ lệ chuẩn (thang tỷ lệ chung cho tất cả các tiêu chuẩn) để tạo nên những sự khác biệt của các nhân tố có thể so sánh được.
Khi các giá trị của các tiêu chuẩn thể hiện mức độ biến thiên liên tục của tính thích hợp, một thang tỷ lệ liên tục được xác lập. Để tạo nên thang tỷ lệ này dữ liệu - giá trị cần được lập lại tỷ lệ. Cách dễ nhất để làm việc này là dùng phép định lại tỷ lệ kiểu tuyến tính:
X
i = (xi-Xmini)/(Xmaxi-Xmini) X
i: định lại điểm số của nhân tố i xi: điểm gốc
Xmini: điểm nhỏ nhất Xmaxi: điểm lớn nhất
Khi điểm gốc tỷ lệ nghịch với mức độ thích hợp công thức tính toán cần phải biến tấu để cho giá trị càng thấp càng có điểm cao. Ví dụ: nhân tố (khoảng cách gần nhất tới đường được giải đoán như sau: khoảng cách càng ngắn càng thích hợp. Khi có sự tương quan nghịch giữa các nhân tố và mức độ thích hợp, phương trình có dạng như sau:
X
i = (Xmaxi - xi)/(Xmaxi-Xmini) X
i: định lại điểm số của nhân tố i xi: điểm gốc
Xmini: điểm nhỏ nhất Xmaxi: điểm lớn nhất
Khi các giá trị số liên tiếp không có tương quan rõ ràng với mức độ thích hợp, hoặc khi giá trị không được thực hiện trên các giá trị số, giá trị số có thể được xếp hạng theo thang tỷ lệ theo nghĩa phân loại. Phân loại có thể thực hiện được đối với giá trị số liên tục. Đối với phương pháp này, các giá trị được phân theo các nhóm tương ứng với vị trí nào đó của hạng trong thang tỷ lệ.
Ví dụ: Một bản đồ độ dốc có thể được phân loại theo bậc phù hợp với các mức độ thích hợp cho mục đích định cư như sau:
10: 0-5% độ dốc (tốt nhất, vùng rất thích hợp) 8: 6-15% độ dốc
6: 16-25% độ dốc 3: 26-40% độ dốc
1: >40% độ dốc (kém, ít thích hợp)
Phân loại như vậy có thể được thực hiện cho bất kỳ nhân tố nào, để làm cho chúng có thể so sánh được.