Giám sát là một tiến trình liên tục, có hệ thống thu thập dữ liệu nhằm cho thấy sự tiến bộ trong việc đạt được các mục tiêu, tăng cường sự hiểu biết, hỗ trợ quản lý thích ứng và thông báo cho các bên liên quan chủ chốt (Ví dụ Nhà tài trợ).
Để phát triển được kế hoạch giám sát cần quan tâm đến 2 vấn đề đó là: Các chỉ số - cho chúng ta biết đo đếm CÁI GÌ và Kế hoạch giám sát - cho chúng ta biết đo đếm NHƯ THẾ NÀO.
Các chỉ số được định nghĩa là một yếu tố định lượng hay định tính để đo lường một cách đáng tin cậy các tiến triển trong việc đạt được một mục tiêu nào đó mà các hoạt động của gói can thiệp đặt ra.
Những điều cơ bản để xác định chỉ số bao gồm: - ‘Mức độ chỉ thị’ – Nguyên nhân và kết quả; - Mục tiêu cụ thể và rõ ràng (SMART)7;
+ Specific/Chính xác, cụ thể; + Measurable/Đo đếm được; + Achievable/Có thể đạt được; + Realistic/Thực tế;
+ Time-bound/Có kế hoạch cụ thể về thời gian
Có ba loại chỉ số cần được quan tâm trong quá trình xây dựng kế hoạch giám sát đó là: Chỉ số đầu ra, chỉ số kết quả và chỉ số tác động.
Bảng 1- 3: Ví dụ về chỉ số đầu ra, chỉ số kết quả và chỉ số tác động
Loại chỉ số Một số ví dụ về chỉ số
Chỉ số đầu ra
- Số lượng công việc được tạo ra
- Số lượng người được tập huấn trong cộng đồng - Số lượng cây được trồng
Chỉ số kết quả
- Số lượng hộ gia đình áp dụng hoạt động sinh kế mới - Số giờ phụ nữ thu nhặt củi giảm xuống
- Tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong hội đồng quản lý rừng cộng đồng
Chỉ số tác động - % giảm số hộ gia đình sống dưới 2 đô la/ngày
- % tăng số lượng cá thể của một loài nguy cấp
Bảng 1- 4: Ví dụ về xác định Chỉ số giám sát cho Kết quả chính là Phụ nữ tham gia đáng kể trong công tác quản lý rừng
Kết quả chính Mục tiêu SMART Các chỉ số
Phụ nữ tham gia đáng kể trong công tác quản lý rừng
Đến cuối năm 2015, 100 phụ nữ tham gia được các khóa tập huấn quản lý rừng trong vùng dự án
- Số lượng phụ nữ tham gia các khóa tập huấn về quản lý rừng (chỉ số đầu ra);
- Số lượng phụ nữ nhận vị trí quản lý (chỉ số kết quả);
- Hiệu quả quản lý rừng tăng lên-về diện tích rừng và số lượng vi phạm (chỉ số tác động)
Đến cuối năm 2015, 25% số thành viên của ban lâm nghiệp cộng đồng là phụ nữ
Số lượng phụ nữ trong các ban lâm nghiệp cộng đồng (chỉ số kết quả)
Số lượng các vi phạm về khai thác trong cộng đồng (chỉ số tác động)
Sự hài lòng của người dân về kết quả qlbv rừng (chỉ số kết quả)
Nguồn: Dự án REDD+, Guatemala