5.4.1. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN RỪNG TÀI NGUYÊN RỪNG
Bản đồ diễn biến rừng được xây dựng phục vụ PRAP trong chương trình REDD+ theo từng giai đoạn (5 năm, 10 năm). Nguồn dữ liệu đầu vào bao gồm: lớp bản đồ hiện trạng rừng ở thời điểm đầu và lớp bản đồ hiện trạng rừng ở thời điểm cuối của giai đoạn. Ở Việt Nam đã có cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 1990 – 2010 theo hệ thống phân loại 17 mã trạng thái như sau:
Bảng 5- 4: Bảng phân loại trạng thái theo 17 mã
Mã trạng thái Loại rừng Mô tả
1 Rừng giàu Rừng gỗ tự nhiên có trữ lượng cây đứng từ 200m3/ha
trở lên.
2 Rừng trung bình Rừng gỗ tự nhiên có trữ lượng cây đứng từ 100 -
200m3/ha.
3 Rừng nghèo Rừng gỗ tự nhiên có trữ lượng cây đứng dưới 100m3/ha.
4 Rừng phục hồi
Rừng tự nhiên tương đối đồng nhất về chiều cao, đường kính thân cây, thành phần chủ yếu là cây ưa
sáng, mọc nhanh. Trữ lượng dưới 100m3/ha.
5 Rừng rụng lá Rừng tự nhiên với thành phần chính là các cây rụng lá
theo mùa.
6 Rừng tre nứa Rừng tre nứa mọc tự nhiên
7 Rừng hỗn giao gỗ tre nứa Rừng tự nhiên có cả thành phần cây gỗ và cây tre nứa
cùng tồn tại đan xen nhau
8 Rừng lá kim Rừng cây lá kim mọc tự nhiên
9 Rừng hỗn giao lá rộng – lá kim Rừng tự nhiên có cả thành phần cây lá rộng và cây lá
kim cùng tồn tại đen xen nhau
10 Rừng ngập mặn Rừng tự nhiên bị ngập nước mặn ở khu vực ven biển
11 Rừng trên núi đá Rừng tự nhiên trên núi đá
12 Rừng trồng Tất cả các loài cây được trồng trên các dạng lập địa.
13 Núi đá Núi đá trọc không có cây
14 Đất trống
Đất không có rừng: bao gồm đất trống, trảng cỏ, cây bụi, đất được quy hoạch lâm nghiệp nhưng hiện xâm lấn trồng nông nghiệp
15 Mặt nước Toàn bộ sông, hồ, suối có nước thường xuyên.
16 Dân cư Khu vực dân cư sống tập trung.
17 Đất khác Các loại đất chưa được phân vào 16 loại ở trên.
Giai đoạn 2013 – 2016, dự án kiểm kê rừng được thực hiện tại 60 tỉnh/thành phố có rừng, bản đồ hiện trạng rừng được thành lập theo hệ thống phân loại gồm có 93 mã trạng thái rừng. Việc quy đổi 93 mã trạng thái rừng về 17 mã thuận lợi hơn so với phương pháp ngược lại, do đó, trong chương trình REDD+, các tỉnh đã thực hiện REDD+
đã lựa chọn phương pháp quy đổi bản đồ hiện trạng rừng các năm từ 2013 đến nay (2017) với 93 mã trạng thái về 17 mã trạng thái 18 phục vụ công việc xây dựng bản đồ biến động tài nguyên rừng.
Hình 5- 3: Ma trận thay đổi hiện trạng rừng giữa 2 thời kỳ
Lưu ý: đối với một số mã có thể gây ra khó khăn cho quá trình phân tích. Ví dụ: mã 111 sẽ có 2 trường hợp xảy ra (rừng giàu chuyển sang rừng trên núi đá và ngược lại rừng trên núi đá chuyển sang rừng giàu). Do đó, trong quá trình phân tích số liệu cần dựa vào tên trạng thái của chu kỳ trước và tên trạng thái của chu kỳ sau. Đối với bản đồ số có thể áp dụng công thức sau để xây dựng mã biến động: mã biến động = mã trạng thái của chu kỳ trước * 10 + mã trạng thái của chu kỳ sau (xem Bảng 5-5).
Ở Bảng 5-5:
- Đất trống bao gồm trảng cỏ, cây bụi, đất có cây nông nghiệp hoặc đất trống sau khai thác trắng chưa được trồng lại. Diện tích đất có cây nông nghiệp là diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh và trong hệ thống phân loại cũ (17 trạng thái) không thể hiện rõ, nó bị “ẩn” trong trạng thái đất trống và như vậy rất khó xác định được sự chuyển đổi rừng sang canh tác nông nghiệp, một nguyên nhân chính của mất rừng, suy thoái rừng;
- Các thay đổi khác ở dòng thứ 5 thường rất nhỏ do sai số giữa các nguồn bản đồ trong quá trình chồng xếp trong phân tích không gian. Nếu diện tích các thay đổi này lớn thì cần xem xét lại chất lượng bản đồ, dữ liệu đầu vào và nếu cần thiết có thể phải chỉnh lý /hiệu chỉnh dựa vào các nguồn dữ liệu tin cậy khác (ảnh vệ tinh, báo cáo, tham vấn...) lại trước khi phân tích.
- Mã biến động số 6 bao gồm sự tăng lên của diện tích rừng trồng không chỉ do rừng được trồng trên các diện tích đất trống, mà diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt được chuyển sang rừng trồng.
Bảng 5- 5: Bảng mô tả mã biến động các trạng thái rừng
Mã Mô tả Ví dụ
1 Không có sự biến động: tức là trạng thái rừng của năm cuối
giai đoạn không thay đổi với năm đầu của giai đoạn
mabiendong = 11 nghĩa là cả chu kỳ trước và sau đều cùng một loại trạng thái rừng
2 Rừng bị suy thoái: Áp dụng đối với rừng tự nhiên có trạng thái
ở cuối giai đoạn ở trạng thái rừng có trữ lượng rừng thấp hơn so với đầu của giai đoạn
mabiendong = 12 nghĩa là ở đầu giai đoạn là rừng giàu, và cuối giai đoạn là rừng trung bình.
3 Rừng tự nhiên bị mất đi: Áp dụng đối với rừng tự nhiên, khi
các trạng thái là rừng tự nhiên bị chuyển sang đất trống và bị chuyển sang rừng trồng
mabiendong = 114, nghĩa là rừng giàu bị chuyển sang đất trống; mabiendong = 212, nghĩa là rừng trung bình bị chuyển sang rừng trồng
4 Tăng rừng tự nhiên: Áp dụng đối với rừng tự nhiên, khi trạng
thái rừng ở cuối giai đoạn có trữ lượng rừng cao hơn đầu giai đoạn
mabiendong = 31, nghĩa là rừng nghèo được chuyển lên thành rừng giàu
5 Những thay đổi khác: bao gồm các thay đổi trạng thái không
có nhiều ý nghĩa trong khi thực hiện dự án REDD+ hoặc không xảy ra trong thực tế nhưng khi phân tích bản đồ có thể có xảy ra là do sai số bản đồ hoặc do cách phân loại trạng thái giữa 2 thời kỳ.
mabiendong = 141, nghĩa là từ đất trống chuyển thành rừng giàu: điều này không có trong thực tế, phần lớn là do sai số của bản đồ (trường hợp này thường diện tích không nhiều)
6 Tăng diện tích rừng trồng: Áp dụng đối với rừng trồng, đây là
diện tích rừng trồng được trồng mới do trạng thái trước đó là đất trống.
mabiendong = 1412, nghĩa là đất trống chuyển sang rừng trồng
7 Không có rừng: đây là diện tích không có rừng bao gồm các
trạng thái như đất dân cư, mặt nước, đất khác.
mabiendong = 1714, nghĩa là từ trạng thái đất khác chuyển sang đất trống.