Như đã được đề cập về các khó khăn gặp phải khi thu thập các nguồn dữ liệu phục vụ phân tích không gian trong PRAP ở mục 3.4, do đó các dữ liệu sau khi thu thập cần được xử lý trước khi đưa vào phân tích không gian. Các công việc có thể được thực hiện bao gồm:
- Chuẩn định dạng bản đồ: do dữ liệu bản đồ thu thập tại các đơn vị khác nhau nên có
nhiều định dạng khác nhau bao gồm: .shp, .dgn, .tab, .jpg. Các dữ liệu này sẽ được chuẩn về cùng một định dạng như: .tab (sử dụng trên phần mềm bản đồ Mapinfo) hoặc .shp (sử dụng trên phần mềm ArcMap).
- Chuẩn hệ tọa độ địa lý: do dữ liệu bản đồ thu thập tại các đơn vị khác nhau và tại
nhiều thời điểm khác nhau nên các bản đồ có hệ tọa độ địa lý khác nhau bao gồm: UTM (WGS84, Everest, VN2000, HN72). Theo như quy định của Nhà nước Việt Nam, các dữ liệu bản đồ này sẽ được chuyển đổi về một hệ tọa độ địa lý chung là VN 2000, múi 6 hoặc múi 3 và kinh tuyến trục địa phương. Việc chuyển đổi này có thể được thực hiện trên các phần mềm khác nhau như: ArcGIS, QGIS, Global Mapper…v.v……
- Chuẩn tỷ lệ bản đồ và ranh giới hành chính: trong quá trình thu thập tài liệu cần phân
loại để sử dụng đồng nhất tỷ lệ bản đồ. Trong trường hợp có nhiều tỷ lệ bản đồ khác nhau cần sử dụng một tỷ lệ chuẩn và chuẩn hóa các dữ liệu khác về cùng tỷ lệ với nó. Đối với các loại bản đồ ranh giới hành chính cần lưu ý điểm này.
- Chuẩn cấu trúc không gian, trường thuộc tính, hệ thống phân loại trạng thái rừng: các lớp
bản đồ và bản đồ phục vụ phân tích không gian cần được chuẩn hóa về cấu trúc, trường thuộc tính, hệ thống phân loại theo quy phạm bản đồ đã được quy định tại Quyết định số 689/QĐ- TCLN-KL ngày 23/12/2013 về ban hành tạm thời bộ tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng, phục vụ dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016. Để làm được việc này, chúng ta cần quy đổi các trạng thái theo phân loại mới (93 trạng thái) về các trạng thái rừng theo phân loại cũ (17 trạng thái) dựa vào bảng quy đổi ở phụ lục 2.
TỔNG KẾT CHƯƠNG III
Nội dung của Chương III giới thiệu một số phần mềm có thể sử dụng cho phân tích không gian; các loại dữ liệu cần thiết; nguồn dữ liệu; các khó khăn về dữ liệu, khó khăn trong công tác thu thập tài liệu và phương pháp khắc phục; tiền xử lý dữ liệu. Mục tiêu của chương III giúp người đọc thấy được một cách tổng quan các loại dữ liệu sẽ được sử dụng trong phân tích không gian và nguồn dữ liệu có thể thu thập từ đơn vị, cơ quan ban ngành nào trong tỉnh. Chương III cũng tổng kết một số khó khăn vướng mắc trong quá trình trình thu thập dữ liệu và đưa ra các giải pháp để khắc phục những khó khăn đó. Tại mỗi địa phương, quá trình thu thập, xử lý dữ liệu có những thuận lợi, khó khăn không giống nhau và do vậy cần có những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương để có thể thu thập được các tài dữ liệu tốt đáp ứng được nội dung phân tích không gian.
CHƯƠNG IV
THÀNH LẬP CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ ĐƠN GIẢN
Phần này trình bày về cấu trúc của bản đồ chuyên đề và các bước để xây dựng bản đồ chuyên đề trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động REDD+
4.1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ