Kiến thức của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã

1.3.1. Kiến thức của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã

Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là nguồn lực giúp cho hệ thống quản lý hành chính cấp cơ sở có thể vận hành và hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, cơng chức tư pháp - hộ tịch phải tổng hợp được các kiến thức và trình độ chun mơn nghiệp vụ, học vấn, lý luận chính trị. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực thi công vụ đạt kết quả tốt. Cụ thể:

- Về trình độ học vấn: là mức độ tri thức của công chức đạt được thông qua hệ thống giáo dục. Đây là yếu tố cơ bản và là yêu cầu tối thiếu đối với mọi cơng chức, nó thể hiện trình độ, khả năng tổng hợp của cơng chức tư

pháp - hộ tịch trên mọi lĩnh vực. Hạn chế về trình độ học vấn sẽ làm hạn chế đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, dẫn đến việc tuyên truyền phổ biến, tổ chức, triển khai pháp luật trong nhân dân cũng hạn chế. Trên thực tế, trình độ học vấn được biểu hiện trên những văn bằng: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng...

- Về trình độ chun môn nghiệp vụ: Là mức độ về sự hiểu biết, về những kiến thức, kỹ năng của mỗi người công chức trong một ngành nghề, một lĩnh vực nhất định. Đối với công chức tư pháp - hộ tịch thì trình độ chun mơn đóng vai trị quan trọng nhất, vì đây là những kiến thức liên quan tới pháp luật, gắn liền trực tiếp tới quyền lợi của nhân dân. Hiện nay tuyển dụng cán bộ, cơng chức nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch nói riêng chủ yếu dựa vào trình độ chun mơn. Bên cạnh đó, cơng chức tư pháp - hộ tịch xã phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyên dụng. Có như vậy họ mới hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với cơng tác tư pháp trong hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đồng thời trang bị các kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ tư pháp, kỹ năng xử lý công việc và giao tiếp với nhân dân.

- Về trình độ ngoại ngữ và tin học:Đây cũng là một yếu tố cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay để công chức tư pháp - hộ tịch thu thập và quản lý thơng tin có hiệu quả, ứng dụng vào quá trình đăng ký và quản lý hộ tịch...

- Về trình độ lý luận chính trị: phản ánh mức độ tri thức về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơng chức tư pháp - hộ tịch cần phải hiểu được mình đang sống trong chế độ xã hội nào để vận dụng tốt lý luận chính trị vào thực tiễn cuộc sống, vào cơng việc, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch, tạo niềm tin cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)