2.2. Thực trạng năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị
2.2.1. Khái quát về công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã Từ
xã Từ sơn hiện nay
Theo báo cáo của Phòng Nội vụ tính đến tháng 6/2016, thị xã Từ Sơn có 12 xã, phường và được giao tổng số 134 chỉ tiêu biên chế. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 116 cơng chức cịn thiếu 18 chỉ tiêu biêu chế.
Bảng 2.1. Các chức danh công chức cấp xã thị xã Từ Sơn TT Chức danh Biên chế được giao Biên chế hiện có 1 Trưởng cơng an xã 5 5
2 Chỉ huy trưởng Quân sự 12 12
3 Văn phòng - Thống kê 12 10
4 Văn phòng - tư pháp hộ tịch, 1 cửa 12 9
5 Tư pháp –Hộ tịch làm hộ tịch 12 12
6 Tư pháp –Hộ tịch làm phó trưởng cơng an 5 4
7 Tư pháp –Thống kê làm phó chỉ huyQuân sự. 12 10
9 Địa chính - Xây dựng - Đơ thị và Mơi trường (Địa chính - Xây dựng - nơng nghiệp và Mơi
trường)
24 20
10 Tài chính –kế tốn 16 13
11 Văn hóa –xã hội 12 10
12 Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội. 12 12
Tổng 134 116
(Nguồn: Phòng nội vụ thị xã Từ Sơn năm 6/2016).
Theo Bảng 2.1, số công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn có 26người trên tổng số 29 biên chế được giao, các xã đều có 2 cơng chức tư pháp - hộ tịch trở lên. Trong đó, theo báo cáo thống kê của phịng Tư Pháp cơng chức tư pháp –hộ tịch thị xã Từ Sơn được phân bổ cụ thể như sau:
- Về giới tính:
+ Nam: 18 người (chiếm 69,23%) + Nữ: 8 người (chiếm 30,77%)
+ Dưới 30 tuổi: 3 người (chiếm 11,54%) + Từ 30 –40 tuổi: 10 người (chiếm 38,46%) + Từ 40 –50 tuổi: 8 người (chiếm 30,77%) + Trên 50 tuổi: 5 người (chiếm 19,23%)
- Về trình độ chun mơn:
+ Chưa tốt nghiệp trung cấp luật: 8 (chiếm 30,77%) + Tốt nghiệp trung cấp Luật: 6 người (chiếm 23,07%)
+ Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học Luật: 12 người (chiếm 46,16%)
- Về trình độ Lý luận chính trị:
+ Sơ cấp: 12 người (chiếm 46,16%) + Trung cấp: 14 người (chiếm 53,84%) + Cao cấp: 0 người (chiếm 0%)
- Về trình độ tin học:
+ Khơng có chứng chỉ tin học văn phòng: 2 người (chiếm 7,69%) + Có chứng chỉ tin học văn phịng: 24 người (chiếm 92,31%)
- Trình độ ngoại ngữ:
+ Có chứng chỉ ngoại ngữ: 18 người (chiếm 69,23%) + Khơng có chứng chỉ ngoại ngữ: 8 người (chiếm 30,77%)
- Về bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức Quản lý Nhà nước:
+ Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ Tư pháp – hộ tịch: 26 người (100%) + Đã được bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước: 26 người (100%)
- Về thời gian làm công tác tư pháp - hộ tịch:
+ Dưới 5 năm: 11 người (chiếm 42,31%) + Từ 5 - 10 năm: 8 người (chiếm 30,77%) + Trên 10 năm: 7 người (chiếm 26,92%)
2.2.2. Về kiến thức của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã Từ sơn hiện nay
Khi đánh giá năng lực cơng chức cấp xã nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch nói riêng trước hết cần căn cứ vào những kiến thức đã được đào tạo,
bồi dưỡng của họ. Qua báo cáo rà sốt cơng chức tư pháp - hộ tịch xã của phịng Tư pháp thị xã Từ Sơn có thể thấy:
- Về trình độ học vấn, chuyên mơn nghiệp vụ: Có 18/26 (đạt 69,23%) người đã tốt nghiệp trung cấp luật. Như vậy, có thể thấy số người có bằng cấp tốt nghiệp đúng chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng được tiêu chuẩn (theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ) là tương đối cao đối với một thị xã mới được thành lập năm 2008. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được quy hoạch từ nông thôn lên đô thị công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã của Từ Sơn vốn là những người bản địa cũng đã nhanh chóng bắt nhịp theo sự phát triển của kinh tế học tập để nâng cao trình độ và bổ xung cho bản thân đầy đủ bằng cấp chun mơn phục vụ cơng việc. Tuy nhiên, vẫn cịn hơn 30% cơng chức tư pháp hộ tịch chưa có bằng đúng chuyên. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch xã. Điều đó dẫn đến khó khăn, sai phạm trong việc thực thi công vụ của người công chức tư pháp - hộ tịch. Đặc biệt là ở một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh như thị xã Từ Sơn thì với tỷ lệ hơn 30% số công chức tư pháp - hộ tịch chưa có bằng đúng chun mơn là vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Bởi vì, khi mới được tuyển dụng họ khơng có nhiều kiến thức về chun mơn trong lĩnh vực tư pháp - hộ tịch. Họ phải làm quen thông qua hệ thống các văn bản Luật và những công việc hàng ngày. Đây thực sự là một khó khăn và thách thức lớn đối với người công chức tư pháp - hộ tịch xã, nhất là công việc của họ lại gắn liền với nhân dân, gắn liền với quyền và nghĩa vụ của công dân, là những người trực tiếp đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà đến với nhân dân. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy cơng tác tuyển dụng, sử dụng cơng chức của thị xã Từ Sơn vẫn cịn chưa bám sát theo tiêu chuẩn quy định, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Chưa có bằng chun mơn Trung cấp Luật CĐ, ĐH Luật Bằng cấp
Biểu đồ 2.1: Trình độ chun mơn của công chức tư pháp hộ tịch thị xã Từ Sơn
- Về trình độ lý luận chính trị:100% công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã của thị xã Từ Sơn đều có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên với hơn 50% có bằng trung cấp lý luận chính trị. Có thể thấy rằng, với con số như vậy thì về cơ bản cơng chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn Từ sơn đã đáp ứng được tiêu chuẩn quy định và các yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Bởi vì, cơng chức tư pháp - hộ tịch là những người trực tiếp đưa các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống. Nên đòi hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững lập trường, kiên định trong mọi hoàn cảnh. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở Từ Sơn đang diễn ra mạnh, sự gia tăng dân số cơ học lớn, kinh tế thị trường phát triển mạnh, một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơng chức nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch nói riêng đã có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, gây mất lịng tin với quần chúng nhân dân. Vì vậy, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức tư pháp - hộ tịch xã là việc làm
cần thiết nhằm giúp họ thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, tự chỉnh đốn bản thân, vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như phương pháp làm việc một cách khoa học góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức nghiệp vụ tư pháp: Đây là 2 mảng kiến thức rất quan trọng đối với người là công tác tư pháp - hộ tịch.
Tại Điều 11, Quyết định số 01/2004/QĐ-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp và bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước sau khi được tuyển dụng. Bởi việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước cung cấp cho người công chức tư pháp - hộ tịch xã những vấn đề cơ bản nhất về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy Nhà nước, nguyên tắc tổ chức hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền và nghĩa của cán bộ, công chức, những điều cán bộ công chức không được làm, những phẩmchất cần thiết của cán bộ cơng chức,... Nó hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của họ. Đồng thời, kiến thức nghiệp vụ tư pháp giúp người công chức tư pháp - hộ tịch nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm của cơng tác tư pháp - hộ tịch trong hoạt động quản lý nhà nước, hiểu được nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, trang bị các kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ tư pháp, kỹ năng giải quyết công việc và kỹ năng giao tiếp với nhân dân, với các ngành liên quan. Tính đến 6/2016, 100% công chức tư pháp - hộ tịch xã ở Từ Sơn đều có chứng chỉ quản lý nhà nước và được tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụtư pháp. Vì vậy, một số cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã chưa có bằng chuyên môn nhưng vẫn nắm bắt được kịp thời những văn bản pháp luật mới về công tác tư pháp - hộ tịch của UBND xã và vận dụng những kiến thức, kỹ năng trong công việc hàng ngày ở cơ sởđể góp phần hồn thành các nhiệm vụđược giao.
- Trình độ tin học:Có thể nói ngày nay, cơng nghệ thông tin là công cụ quan trọng đang làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của cả thế giới. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước nói chung và tư pháp - hộ tịch nói riêng cũng vậy, cơng nghệ thơng tin có ảnh hưởng rất lớn như xây dựng Chính phủ điện tử, tin học hóa trong quản lý và nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, nhất là quản lý và đăng ký hộ tịch. Hiện nay, ở thị xã từ sơn 24/26 công chức tư pháp hộ tịch đã có chứng chỉ tin học (đạt 92,31%). Trong đó, có khoảng 20 người có khả năng sử dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng về tin học áp dụng vào cơng việc. Số cịn lại tập trung vào những người có độ tuổi cao (trên 50 tuổi) nên hạn chế trong quá trình soạn thảo văn bản, khiến bản thân họ không chủ động, phải phụ thuộc vào người khác nên ảnh hưởng đến thời gian giải quyết cơng việc. Ngồi ra, việc cập nhật thông tin, các văn bản, chỉ thị,… của nhà nước cũng bị hạn chế, thiếu chính xác; cơng tác đăng ký và quản lý hộ tịch cũng chậm trễ, ùn tắc, hiệu quả thực thi công việc không cao.
2.2.3. Về kỹ năng giải quyết công việc của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ Sơn
Một yêu cầu đặt ra cho công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là không chỉ được đào tạo nâng cao kiến thức, có bằng cấp chun mơn đáp ứng nhu cầu cơng việc mà cịn cần phải có kỹ năng giải quyết các cơng việc. Việc đánh giá năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch không chỉ dựa vào bằng cấp chuyên mơn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước,... mà phải hội đủ nhiều yếu tố trong đó có thể nói yếu tố về khả năng hoạt động thực tiễn, về kỹ năng, mức độ thành thạo công việc rất cần thiết và quan trọng. Kỹ năng giải quyết công việc là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của cơng chức tư, phản ánh tính chuyên nghiệp của họ trong thực thi công vụ. Nhất là đối với người công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã bởi họcó tính đặc thù
riêng, họ là những người gần dân nhất, giải quyết những công việc có liên quan đến những phát sinh trong thực tiễn đời sống của nhân dân; trực tiếp tuyên truyền, vận động đưa các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Do đó, ngồi việc có kiến thức chun mơn vững vàng thì địi hỏi người cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải là người có kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử, kỹ năng giải quyết công việc.
Để thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp, những năm gần đây thị xã Từ Sơn liên tục củng cố tổ chức bộ máy nhà nước bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác tuyển dụng những cán bộ, cơng chức trẻcó năng lực và trình độ chun mơn nghiệp vụ cao. Hiện nay, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã TừSơn có tuổi đời dưới 40 tuổi chiếm 50% và thời gian làm công tác tư pháp hộ tịch dưới 5 năm chiếm 42,31%. Trong đó, có nhiều cơng chức có tuổi đời rất trẻ và mới được tuyển dụng năm 2016. Họ đều là những người có kiến thức chun mơn nghiệp vụnhưng lại ít kinh nghiệm và thiếu linh hoạt trong giải quyết cơng việc. Điều này ảnh hưởng khơng ít tới việc thực hiện công tác tư pháp hộ tịch của UBND cấp xã. Trong 03 năm từ 2014 - 6/2016 theo số liệu thống kê của phòng Nội vụ, thị xã Từ Sơn đã tuyển dụng 07 công chức tư pháp hộ tịch đều có tuổi đời dưới 40 tuổi và đều có bằng đại học luật (trong đó có 02 người có bằng chính quy, 05 có bằng tại chức). Số lượng công chức tư pháp hộ tịch xã trẻ chiếm tỷ lệ cao (50%) lại có trình độ chun mơn (69,23% tốt nghiệp Trung cấp) nên có nhiều thuận lợi trong ứng dụng một cách có hiệu quả công nghệ thông tin vào việc thực hiện nhiệm vụ như: thời gian đăng ký hộ tịch nhanh hơn, công tác quản lý hộ tịch chặt chẽ và khoa học hơn, thường xuyên cập nhật thông tin qua mạng về các văn bản luật để kịp thời thực hiện, áp dụng và chấp hành đúng theo quy định của pháp luật (cách thức giải quyết công việc theo quy định đúng trình tự đạt 95,32%.), từng bước thực hiện chế độ chuyển và nhận công văn, báo cáo qua mạng nên việc trao đổi thông tin, cập nhật số liệu
giữa bộ phận chuyên môn với phòng tư pháp nhanh, nhịp nhàng và chính xác hơn,… Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp hộ tịch ở 12 xã, phường đã cho thấy việc tuyển dụng một lượng lớn công chức tư pháp hộ tịch trẻ của UBND thị xã Từ Sơn đã đem lại những kết quả bước đầu. Theo số liệu thống kê của phòng tư pháp thị xã TừSơn, số vụ việc về quản lý hộ tịch bộ phận tư pháp tiếp nhận trong những năm gần đây tăng lên đáng kể, tuy nhiên số vụ việc tồn đọng và giải quyết chậm lại ngày càng giảm xuống. Điều này chứng tỏ công chức tư pháp hộ tịch ở 12 xã, phường trên địa bàn thị xã Từ Sơn ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng dần đảm bảo các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Bảng 2.2 : Số liệu các vụ việc quản lý hộ tịch hàng năm Năm Số vụ việc 2013 2014 2015 6/2016 Tổng số vụ việc QLHT tiếp nhận 3954 5423 6132 3610 Số vụ việc giải quyết đúng hạn 3722 5248 6020 3565 Số vụ việc quá hạn 232 175 112 45
(Theo số liệu thống kê phòng Tư pháp thị xã TừSơn)
Nhưng thực tế cho thấy, công chức tư pháp hộ tịch trẻ này còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong giải quyết nhiều công việc như: phối hợp với MTTQ, các ban ngành liên quan trong giải quyết công việc, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, cơng tác hịa giải; kỹnăng tiếp cơng dân, giải thích cho người dân những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kỹ năng trong giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại của công dân.
Trong nghiên cứu của mình, tác giảđã tiến hành điều tra đánh giá của cán bộ chủ chốt và một số công chức về các kỹ năng giải quyết công việc của công chức tư pháp hộ tịch ởcác xã, phường. Trong đó, các cán bộ chủ chốt được điều tra là các đồng chí giữ chức vụ thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ; các