2.2. Thực trạng năng lực công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị
2.2.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Kết quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của người công chức tư pháp - hộ tịch xã. Đối với công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, kết quả thực thi công vụđược thực hiện thông qua chất lượng của các hoạt động như: đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực, tuyên tuyền phổ biến pháp luật,…
- Về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch:
Quản lý và đăng ký hộ tịch có vai trị quan trọng trong công tác quản lý, thống kê dân số và quản lý xã hội của chính quyền cấp xã. Thông qua quản lý và đăng ký hộ tịch, Uỷ ban nhân dân xã có thể theo dõi thực trạng biến động về hộ tịch nhằm kịp thời đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; thống kê, phân tích dân số; thu thập các thông số quan trọng về gia đình và xã hội, làm cơ sở cho việc hoạch định và xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phịng, chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình.
Theo báo cáo của phòng Tư pháp thị xã Từ Sơn về công tác quản lý hộ tịch thống kê việc đăng ký các sự kiện hộ tịch từ năm 2013 dến 6/2016 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu các vụ việc đăng ký hộ tịch tại thị xã Từ Sơn
Sự kiện Năm ĐK khai sinh (người) ĐK khai tử (người) ĐK kết hôn (đôi) Xác định TTHN
(người)
2013 2741 312 684 127
2014 3918 327 749 134
2015 4696 386 820 197
6/2016 2894 171 354 57
(Theo số liệu thống kê Phịng Tư pháp – thị xã TừSơn)
Nhìn vào bảng số liệu thống kê đăng ký hộ tịch cấp xã thị xã Từ Sơn có thể thấy số cặp kết hôn năm sau tăng hơn năm trước, số trường hợp đăng ký khai sinh tăng một cách nhanh chóng.
Năm 2013 số cặp đăng ký kết hôn chỉ là 684 cặp nhưng chỉ đến năm 2015 đã tăng lên 820 căp. Đặc biệt, số trường (giảm 457 cặp so với năm 2012); đăng ký khai tử: 502 trường hợp (giảm 38 trường hợp đăng ký khai sinh năm 2013 chỉ là 2741 năm đến năm 2015 tăng lên tới 4696 trường hợp (gấp 1,7 lần) và chưa bằng số trường hợp đăng ký khai sinh trong vòng 6 tháng đầu năm 2016.
Những con số này cho thấy khối lượng công việc của người công chức tư pháp - hộ tịch tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giải quyết công việc và năng lực của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã ở Từ Sơn. Tình trạng đăng ký, cấp và xác nhận giấy tờ hộ tịch sai thẩm quyền trong các việc khai sinh, kết hơn, ni con ni,... vẫn cịn xảy ra. Việc ghi chép vào sổ hộ tịch như: viết tắt, viết sai thông tin dẫn đến việc tẩy xố, sửa chữa vẫn cịn. Hồ sơ giải quyết các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, nhận cha, mẹ, con; ni con ni,... cịn có nhiều vi phạm. Việc lưu trữ, quản lý hồ sơ hộ tịch cịn thiếu khoa học, gây khó khăn cho cơng tác tra cứu và lưu trữlâu dài theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngày 18/5/2007 của Chính phủ thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã bao gồm:
+ Thực hiện cấp bản sao từ sổ gốc;
+ Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt + Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt
+ Chứng thực các việc khác theo quy định của pháp luật.
Đây là lĩnh vực phát sinh nhiều tình huống nghiệp vụ, địi hỏi công chức tư pháp - hộ tịch xã phải là người có trình độ kiến thức chun mơn nghiệp vụ, nắm vững những quy định của pháp luật đồng thời phải thành thạo các nghiệp vụ.
Theo báo cáo của phòng Tư pháp thị xã Từ Sơn tổng hợp: + Năm 2013 toàn huyện chứng thực: 26.486 hồsơ
+ Năm 2014 toàn huyện chứng thực: 35.253 hồ sơ (tăng 8.767 hồ sơ so với năm 2013).
+ Năm 2015 toàn huyện chứng thực: 43.315 hồ sơ (tăng 8.062 hồ sơ so với năm 2014).
Có thể nói, với khối lượng công việc nhiều như vậy nhưng thực tế nhiều xã, phường khơng có máy photo hoặc có cũng chỉ sử dụng phục vụ công việc của Ủy ban nên công chức tư pháp hộ tịch làm công tác chứng thực phải đối chiếu bản gốc với nhiều bản sao, công tác lưu, vào sổtheo dõi cũng mất nhiều thời gian. Vì vậy, có lúc, có nơi việc chứng thực vẫn chậm, lưu và vào sổ theo dõi khơng được đầy đủ, có nhiều trường hợp bị nhầm lẫn,...
Ngoài ra, trong các vụ việc chứng thực chữ ký nội dung xác nhận khi thực hiện chứng thực chữ ký trong các giấy tờ giao dịch chưa thực sự đúng quy định và hướng dẫn hiện hành.
Pháp luật của Nhà nước là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện nguyện vọng, ý chí của nhân dân và phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo quy định tại Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác thì cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, đồn thể, trong đó cơ quan tư pháp giữ một vai trò quan trọng.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối đển truyền tải pháp luật vào cuộc sống đồng thời tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý nhà nước bằng pháp luật. Trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, UBND các xã đã quan tâm, chỉđạo công chức tư pháp - hộ tịch xã tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, quan tâm đầu tư kinh phí cho cơng tác tun truyền pháp luật theo quy định. Nội dung tuyên truyền của các xã thường tập trung vào các văn bản pháp luật mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung liên quan đến quan hệđất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, thực hiện quy chế dân chủởcơ sở,… hoặc các nội dung được tuyên truyền theo đợt như: vấn đề phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự xã hội trong dịp tết Nguyên đán, vấn đề liên quan đến Luật nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân hàng năm,…
Một trong các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả là thông qua sách báo, tài liệu tuyên truyền pháp luật. Đây là biện pháp có nhiều ưu thế, giúp cán bộ, công chức và người dân chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng những kiến thức pháp luật trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải quyết các vướng mắc pháp luật trong đời sống hàng ngày. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc tìm hiểu, nghiên cứu sách báo, tài liệu, văn bản pháp luật, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng tủ sách pháp luật ở địa bàn cấp xã. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều xã, phường trên đại bàn thĩ xã Từ Sơn tủ sách
pháp luật gần như không phát huy được tác dụng. Chỉ phục vụ một số ít cán bộ, cơng chức của xã.
Nội dung và phương thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú như: tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của huyện và xã, phường; qua các buổi tập huấn đến các đối tượng là cán bộ, công chức, báo cáo viên ở cơ sở như tổ viên hịa giải, bí thư chi bộ thơn, xóm, tổ dân phố; tuyên truyền qua việc cấp phát tài liệu như bản tin tư pháp, sách pháp luật, băng đĩa,… Năm 2015, Phòng Tư pháp của thị xã đã cấp 60 băng đĩa.
Nhìn chung, bên cạnh những kết quả đã đạt thì cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ở một sốđịa phương còn tồn tại một số vấn đềđó là:
- Cơng tác PBGDPL cịn mang tính hình thức, theo lối mịn và thiếu tính chủ động, thụ động tuyên truyền theo đợt, theo nội dung chỉ đạo từ cơ quan cấp trên. Nội dung tuyên truyền thường theo ngành dọc cấp trênv thiếu sự phối hợp, thường xuyên với các ngành, đơn vị chức năng.
- Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nhiều xã, phường chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, PBGDPL, giao chức năng tuyên truyền PBGDPL cho bộ phận thơng tin - văn hóa của xã (thực hiện theo nội dung cơ quan cấp trên cung cấp).
2.3. Đánh giá chung thực trạng năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấpxã trên địa bàn thị xã TừSơn