Mức độ thành thạo các kỹ năng trong giải quyết công việc của công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã

1.3.2. Mức độ thành thạo các kỹ năng trong giải quyết công việc của công

công chức tư pháp - hộ tịch xã

Kỹ năng là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm thu được trên thực tế, làm chủ khả năng, áp dụng các kỹ thuật, phương pháp và cơng cụ để giải quyết cơng việc, nó là cách thức đặc biệt để tiến hành công việc.

Kỹ năng là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cơng chức khi thực thi nhiệm vụ. Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một phương thức hành động. Khi kỹ năng trở nên thuần thục, nhuần nhuyễn đạt đến khả năng nắm bắt được tâm lý của đối tượng quản lý thì kỹ năng đó trở thành nghệ thuật. Khí đó, kỹ năng là khả năng nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật của người có năng lực, có kinh nghiệm trong làm việc, thực hiện nhiệm vụ có kết quả tốt trong lĩnh vực chun mơn được phân công. Đối với công chức tư pháp - hộ tịch xã thì cần phải có những kỹ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ như: kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin; kỹ năng thực hiện, áp dụng pháp luật; kỹ năng phối hợp; kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng thuyết phục; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng tiếp dân và thành thạo các nghiệp vụ cụ thể.

Ở mỗi một nhóm nhiệm vụ cụ thể, cơng chức tư pháp - hộ tịch xã sử dụng linh hoạt các kỹ năng, nghiệp vụ khác nhau để thực thi công vụ một cách tốt nhất. Cụ thể:

- Đối với nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân xã soạn thảo và ban hành văn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạch của Uỷ ban nhân dân và hướng dẫn của cơ quan cấp trên, địi hỏi cơng chức tư pháp - hộ tịch xã phải có trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng thu thập, tổng

hợp, phân tích và đánh giá thông tin; khả năng phát hiện vấn đề, tổng kết thực tiễn để đưa ra dự thảo các văn bản phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện tốt điều này công chức tư pháp - hộ tịch xã phải nắm vững đường lối chính sách của Đảng, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân xã ban hành hoặc đề nghị cơ quancó thẩm quyền ban hành kịp thời, có tính khả thi cao và đáp ứng được yêu cầu quản lý của địa phương. Đồng thời cần phải có kỹ năng về soạn thảo văn bản để các văn bản được ban hành đúng thể thức, đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Đối với nhiệm vụ tổ chức chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã địi hỏi cơng chức tư pháp - hộ tịch xã phải trau dồi các kỹ năng diễn đạt, trình bày, giải thích, thuyết trình, tổng hợp vấn đề và nắm bắt tốt các nội dung, tinh thần của văn bản pháp luật... Đồng thời, phải tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện các nhiệm vụ trên. Làm tốt những điều đó, cơng chức tư pháp - hộ tịch xã khơng những phát huy vai trò là người báo cáo viên pháp luật trực tiếp mà còn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã trong việc phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân để nhân dân hiểu và thực hiện theo pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp trong công cuộc cải cách tư pháp.

Đối với nhóm nhiệm vụ trong lĩnh vực hành chính tư pháp như thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực... đòi hỏi công chức tư pháp - hộ tịch xã phải thành thạo trong các nghiệp vụ cụ thể từ việc tiếp dân đến thụ lý hồ sơ và giải quyết hồ sơ. Công chức tư pháp - hộ tịch xã phải kiểm tra tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ trong hồ sơ trước khi đề xuất, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xem xét, giải quyết. Đối với mỗi một thủ tục

hành chính tư pháp, cơng chức tư pháp - hộ tịch xã cần phải xác định được thẩm quyền thuộc cấp nào, trình tự, thủ tục thực hiện ra sao, việc giải quyết và hướng dẫn người dân trong từng trường hợp như thế nào,... Để làm tốt nhiệm vụ này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng thực hiện, áp dụng pháp luật; kỹ năng giải quyết công việc của công chức tư pháp - hộ tịch xã. Nó địi hỏi công chức tư pháp - hộ tịch xã phải nắm chắc luật pháp, các quy định, chính sách đồng thời khi áp dụng trong mỗi trường hợp, mỗi công việc cụ thể phải đảm bảo áp dụng đúng, có tính sáng tạo trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân.

Ngoài những kỹ năng đó, cơng chức tư pháp - hộ tịch cũng cần phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố quan trọng của năng lực. Bởi vì, năng lực của con người được hình thành và phát triển thơng qua hoạt động thực tiễn. Trong nhiều trường hợp, kinh nghiệm lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, được đánh giá bằng thời gian và công việc mà cá nhân đã trải nghiệm, bao gồm sự hiểu biết chung của cá nhân về con người và xã hội, về hành vi ứng xử, về lối sống, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý, tiến hành những gì liên quan đến cơng việc mà cá nhân đảm trách. Nhờ có kinh nghiệm mà cơng chức tư pháp - hộ tịch xã xử lý tốt hơn các tình huống, cơng việc, tránh được những sai sót đã từng vấp phải trước đó, chủ động, tự tin trong cách giải quyết công việc được giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)