Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức tư pháp hộ tịch cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43)

tịch cấp xã

1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng lực của công chức tư

pháp - hộ tịch cấp xã

- Các thức tuyển dụng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

Đây được coi là nhân tố đầu tiên, ảnh hưởng đến năng lực của cán bộ, cơng chức nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng việc lựa chọn, tuyển chọn cơng chức đúng tiêu chuẩn, khách quan thì sẽ xây dựng được những công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có trình độ, năng lực và ngược lại. Theo Nghị định số 112/2011/ND- CP, ngày 05/12/2011 của Chính phủ “Về cơng chức xã, phường, thị trấn” thì cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được tuyển dụng thơng qua 02 hình thức là xét tuyển và thi tuyển. Trước hết, việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng. Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển (Hội đồng tuyển dụng).Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phịng Nội vụ cấp huyện báo cáo Sở Nội vụ cấp tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, Phịng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được xem xét, tiếp nhận

không qua thi tuyển đối với các trường hợp đặc biệt như: Người tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên ở trong nước và đạt loại khá trở lên ở nước ngoài có chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh cơng chức cần tuyển dụng; Người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có ít nhất 05 năm công tác (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong ngành, lĩnh vực cần tuyển, đáp ứng được ngay yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng. Như vậy ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện có vai trị hết sức quan trọng trong cơng tác tuyển dụng công chức. Nếu 02 cơ quan này phối hợp nhịp nhàng với nhau trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng và tiến hành tuyển dụng một cách khách quan, cơng tâm thì sẽ tuyển dụng được cơng chức cấp xã nói chung và cơng chức tư pháp hộ tịch nói riêng khá đảm bảo về mặt năng lực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Và ngược lại, nếu 02 cơ quan này không thực sự khách quan, cơng tâm trong cơng tác tuyển dụng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực của công chức tư pháp hộ tịch được tuyển dụng, công chức tư pháp hộ tịch được tuyển dụng sẽ không đảm bảo về mặt năng lực thực thi nhiệm vụ [13].

- Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã Chính sách đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao trình độ của cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức trong điều kiện công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã bị thiếu hụt về kiến thức như hiện nay. Mặc dù trình độ của cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã hiện nay còn hạn chế, nhưng nếu được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng thường

xun thì họ sẽ có chun mơn vững, đáp ứng tiêu chuẩn. Mặt khác, đào tạo,

bồi dưỡng cũng góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, nâng cao giá trị, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của bản thân công chức.

Tuy nhiên, chế độ, chính sách đào tạo phải phù hợp, thống nhất, tránh lãng phí trong đào tạo và sau khi đào tạo.

- Các chính sách đãi ngộ đối với cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

Các chính sách đãi ngộ là một yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch. Nếu các chính sách đãi ngộ được thực hiện đúng và phù hợp nó có thể thúc đẩy, tạo động lực để họ phát huy hết khả năng của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ và ngược lại. Trong các chính sách đãi ngộ có thể kể đến một số chính sách như: chính sách về tiền lương, chính sách thi đua khen thưởng, chính sách thu hút và đãi ngộ nhân tài,....

Chính sách về tiền lương, phụ cấp:

Chính sách về tiền lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức là một vấn đề phức tạp đang được bàn luận rất nhiều trong các cuộc họp của Chính phủ bởi nó được coi là chính sách "xương sống" để nâng cao năng lực cũng như thu hút và giữ chân được các nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc trong khu vực công. Công chức tư pháp - hộ tịch xã cũng vậy hầu như nguồn thu chính của họ không phải là từ lương, phụ cấp do ngân sách Nhà nước chi trả. Bởi lương, phụ cấp hàng tháng của họ thấp, thậm chí khơng đủ chi trả cho những lo toan của cuộc sống. Vì vậy, họ phải kiếm thêm việc để làm hoặc tham gia sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập. Họ không thể chú tâm vào cơng việc trong khi cịn phải lo cơm áo gạo tiền, những thứ thiết yếu để tồn tại thì vấn đề nâng cao năng lực là việc khó khăn. Dẫn đến năng lực, công việc chuyên môn không được chú trọng, hiệu quả thực thi công vụ khơng cao. Chính vì vậy, muốn nâng cao được năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch xã cần phải chú trọng đến chính sách tiền lương, phụ cấp cho họ.

Công tác thi đua khen thưởng là công tác quan trọng không chỉ ở trong khu vực cơng mà cịn cả đối với khu vực tư nhân. Khen thưởng, kỷ luật là nhằm tạo động lực để cán bộ, cơng chức phấn đấu hồn thành nhiệm vụ, cần phải có các hình thức khen thưởng kịp thời, xứng đáng với thành tích họ đã đạt được. Đối với người công chức Tư pháp – hộ tịch xã hồn thành xuất sắc

nhiệm vụ có nhiều hình thức khen thưởng như: Tặng Kỷ niệm chương, Huy

hiệu, bằng khen, Giấy khen,… Kèm theo đó là những phần thưởng vật chất nhất định xứng đáng với công sức họ đã lao động, cống hiến. Tuy nhiên, bên cạnh các hình thức khen thưởng, cũng cần phải quy định rõ những chế tài nghiêm khắc đối với công chức tư pháp – hộ tịch xã suy thối về phẩm chất chính trị, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu người dân và có hành vi vi phạm pháp luật. Việc khen thưởng, kỷ luật kịp thời, xứng đáng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao năng lực của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã.

Chính sách thu hút nhân tài:

Chính sách thu hút cán bộ trẻ về công tác tại cơ sở đang là một bước đi mới trong cơng cuộc cải cách hành chính ở nước ta. Nổi bật là Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 26/1/2011 (Quyết định số 170/QĐ- TTg). Đảng bộ Hà Nội cũng quyết định lựa chọn khoảng 1000 sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, công tác tuyên giáo,… bổ sung cho 577 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trong những năm gần đây, nhiều tỉnh cũng đã ban hành các chính sách để thu hút sinh viên về cơng tác tại cơ sở như: Thành phố Đà Nẵng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh,... Đây là một cán bộ, cơng chức trẻ có năng lực, trình độ, nhạy bén trong tiếp cận các vấn đề. Nếu cán bộ, công chức trẻ này được đào tạo, bồi

dưỡng và bố trí một cách khéo léo đan xen với các cán bộ, cơng chức có nhiều kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ sẽ phát huy được tối đa năng lực của họ, nâng cao hiệu quả công việc. Đây là một chính sách có tác dụng không nhỏ đến việc nâng cao năng lực của cơng chức nói chung và cơng chức tư pháp hộ tịch cấp xã nói riêng.

Ngồi ra, để thu hút, giữ chân được những người tài làm công tác tư pháp - hộ tịch ở cơ sở, lãnh đạo ủy ban nhân dân cấp xã phải làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, cơng chức. Đối với những người có năng lực, trình độ cần xem xét để quy hoạch làm việc ở các vị trí cao hơn. Đồng thời, phải quy hoạch công chức kế cận để đảm bảo không tạo khoảng trống khi luân chuyển vị trí.

- Điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện làm việc

Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công việc là một trong những yếu tố trực tiếp và khá quan trọng ảnh hưởng tới kết quả công việc, khả năng thực hiện nhiệm vụ của công chức. Trang thiết bị là phương tiện vật chất để phục vụ quá trình đổi mới phương pháp làm việc, giúp cho người công chức thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra. Trong điều kiện đầy đủ về trang thiết bị và kinh phí hoạt động người công chức tư pháp hộ tịch xã sẽ có điều kiện học tập, khai thác thơng tin, chủ động trong công việc tốt hơn đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, thời gian, cơng sức,... Ngược lại, với điều kiện làm việc không đảm bảo về trang thiết bị và kinh phí hoạt động bị hạn chế thì sẽ ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ, cơng chức, khơng có điều kiện thể hiện khả năng, năng lực của cá nhân dẫn tới kết quả công việc không cao, không đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ công việc.

Trước một thực tế là công việc của người công chức tư pháp hộ tịch cấp xã ngày càng gia tăng cả về khối lượng và mức độ phức tạp thì việc bố trí kinh phí hoạt động và tạo điều kiện về cơ sở vật để họ có thể thực hiện có ảnh

hưởng lớn đến hiệu quả công việc. Hiện nay, phần lớn công việc của người công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đều được thực hiện trên máy tính cơng tác quản lý hộ tịch, nhận và chuyển văn bản qua thư điện tử, cập nhật thông tin và các văn bản luật mới,... Tuy nhiên, nhiều xã có hệ thống máy tính đã cũ, khơng kết nối mạng internet,... nên không thể đảm bảo cho người công chức tư pháp - hộ tịch xã hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Cơng tác quản lý hộ tịch được thực hiện thủ công bằng sổ sách trong khi khối lượng công việc ngày càng gia tăng làm cho công việc bị tồn đọng, quá hạn; công tác chuyển và nhận văn bản truyền thống tốn nhiều thời gian đi lại ảnh hưởng đến năng suất công việc;...

Kinh phí hoạt động cũng là một trong những khó khăn của cơng chức tư pháp - hộ tịch. Thực tế cho thấy kinh phí cơng tác hạn hẹp đã phần nào hạn chế tính chủ động của cơng chức tư pháp - hộ tịch trong quá trình triển khai các hoạt động như tham gia hỗ trợ cơng tác hồ giải; phổ biến, giáo dục pháp luật,...Các tủ sách pháp luật nghèo nàn, lạc hậu, các văn bản luật cũ kỹ khơng thể áp dụng vào thực tế,...

Chính vì vậy, để nâng cao năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch thì cũng cần phải đảm bảo cho họ điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động.

1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến năng lực của công chức tư

pháp - hộ tịch cấp xã

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng công chức tư pháp cấp xã bao gồm các nhân tố sau:

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác Trách nhiệm trong công tác của công chức tư pháp là việc công chức phải làm trong thực thi công vụ. Trách nhiệm cơng vụ là một khái niệm mang tính chất chính trị, đó là việc cán bộ, cơng chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn

phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động cơng vụ của cơng chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động công vụ. Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Hai nhân tố này ln có mối quan hệ biện chứng với nhau.

- Ý thức tổ chức kỷ luật của công chức tư pháp cấp xã ý thức tổ chức kỷ luật của công chức tư pháp cấp xã thể hiện qua việc công chức phải thực hiện tốt các nội dung cơng việc: chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, tổ chức; không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu bị trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực; Phải có mặt đúng giờ tại cơng sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị

1.5. Tính tất yếu phải nâng cao năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

Trong cơng cuộc đổi mới đất nước cùng tiến trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu to lớn và cấp bách về xây dựng công chức cấp cơ sở nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng đủ phẩm chất và năng lực, góp đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cũng như nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay bởi các lý do sau:

- Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trị của cơng chức tư pháp - hộ tịch xã

Công chức tư pháp - hộ tịch xã là những người gần dân nhất, sát dân nhất, họ chính là những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, nắm

bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải quyết công việc mà nhân dân đề nghị. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, họ chính là những người truyền đạt tinh thần của hệ thống pháp luật tới nhân dân, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thơng qua giải quyết các cơng việc có liên quan tới quyền và lợi ích của nhân dân. Bên cạnh đó, cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phân cấp quản lý càng tăng thẩm quyền cho cơ sở. Công chức tư pháp - hộ tịch xã được giao nhiệm vụ nhiều hơn. Do đó, địi hỏi họ phải thường xun nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi hay nói cách khác là phải nâng cao năng lực thực thi cơng vụ thì mới đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai, nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch xã nhằm khắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)