Tính tất yếu phải nâng cao năng lực của công chức tư pháp hộ tịch cấp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

tịch cấp xã

Trong công cuộc đổi mới đất nước cùng tiến trình hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu to lớn và cấp bách về xây dựng công chức cấp cơ sở nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng đủ phẩm chất và năng lực, góp đáp ứng ngày càng cao sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là yêu cầu tất yếu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cũng như nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay bởi các lý do sau:

- Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trị của cơng chức tư pháp - hộ tịch xã

Công chức tư pháp - hộ tịch xã là những người gần dân nhất, sát dân nhất, họ chính là những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, nắm

bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải quyết công việc mà nhân dân đề nghị. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, họ chính là những người truyền đạt tinh thần của hệ thống pháp luật tới nhân dân, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước thơng qua giải quyết các cơng việc có liên quan tới quyền và lợi ích của nhân dân. Bên cạnh đó, cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa trung ương và địa phương. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phân cấp quản lý càng tăng thẩm quyền cho cơ sở. Công chức tư pháp - hộ tịch xã được giao nhiệm vụ nhiều hơn. Do đó, địi hỏi họ phải thường xun nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi hay nói cách khác là phải nâng cao năng lực thực thi cơng vụ thì mới đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai, nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch xã nhằm khắc phục những yếu kém hiện có của công chức tư pháp - hộ tịch xã

Mặc dù có nhiều đổi mới trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cơng chức tư pháp - hộ tịch xã, nhưng thực tế hiện nay công chức tư pháp - hộ tịch xã chưa được bồi dưỡng những kiến thức phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, chưa có điều kiện để rèn luyện những năng lực cần thiết, chưa được trang bị những phương pháp mới, đặc biệt là nghiệp vụ tư pháp, về pháp luật, kỹ thuật và nghiệp vụ hành chính.

Thơng tư liên tịch số 01/2009/TTLT - BTP - BNV ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ Tư Pháp, Bộ Nội Vụ đã dành một chương về tư pháp cấp xã, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tư pháp - hộ tịch xã. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của tư pháp - hộ tịch xã đã tăng và nặng nề hơn trước nhiều, địi hỏi cơng chức tư pháp - hộ tịch xã phải được đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, đặc biệt là năng lực thực thi pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế

hiện nay cơng chức tư pháp - hộ tịch xã trình độ chun mơn cịn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, có phần hạn chế cả về phẩm chất và năng lực, trình độ chun mơn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng phục vụ nhân dân, có chỗ có nơi cịn có những biểu hiện gây phiền hà, tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền cơ sở, làm giảm lòng tin của nhân dân.

Trong thực tiễn giải quyết công việc, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, năng lực pháp luật của công chức tư pháp - hộ tịch xã còn nhiều hạn chế, bộc lộ một số yếu kém trong quá trình áp dụng pháp luật. Đây là một trong những yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhằm mục đích đóng góp hiệu quả cho q trình đổi mới hệ thống pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch xã phải được đào tạo, nâng cao năng lực thực thi pháp luật. Họ phải là người có nghiệp vụ giỏi, có trình độ chính trị, đạo đức, trách nhiệm và tinh thần tận tụy trong cơng việc. Đây chính là những điều kiện cơ bản để họ giải quyết được khối lượng công việc theo quy định của pháp luật, đồng thời giúp quá trình cải cách hệ thống pháp luật thành cơng, góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế thế giới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nâng cao năng lực cho cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là vấn đề mang tính tất yếu, cấp thiết để quản lý một cách có hiệu quả trong xu thế hội nhập và đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ đổi mới của chính quyền cơ sở.

- Thứ ba, nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch xã để tiến đến hoàn thành nhiệm vụ cải cách tư pháp

Cùng với cơng cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước hiện nay, chủ trương này thể hiện rõ nét qua nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị

"Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới", xác định: "Nghiên cứu việc xã hội hoá một số hoạt động bổ trợ tư pháp". Tiếp đó

là nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 định hướng nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao". Đây là cơ sở cho việc củng cố, kiện tồn bộ máy. nâng cao năng lực cơng chức tư pháp - hộ tịch xã, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược cải cách tư pháp.

- Thứ tư, nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch xã xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, mang tính chun nghiệp

Chương trình tổng thể cải cách hành chính của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg đã xác định mục tiêu "Xây dựng cơng chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại, tuyệt đại bộ phận cơng chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân".

Để thực hiện mục tiêu đó, vấn đề hồn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức công chức tư pháp - hộ tịch xã làm cơ sở để quy hoạch, tuyển dụng, quản lý và số lượng công chức tư pháp - hộ tịch xã là yêu cầu đặt ra trong đổi mới nâng cao năng lực công chức tư pháp - hộ tịch xã đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Xây dựng công chức tư pháp - hộ tịch xã giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thục trong kỹ năng là tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp, tính chuyên mơn hố của cơng chức tư pháp - hộ tịch xã, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để giải quyết công việc đạt được năng suất và hiệu quả trong điều kiện, môi trường luôn vận động, đổi mới. Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch xã là một trong những nhân tố

quan trọng góp phần tiến tới xây dựng nền hành chính hiện đại, mang tính chuyên nghiệp, đáp ứng những yêu cầu, thách thức đặt ra khi chúng ta thực hiện cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)