Năng lực của công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

1.2.1. Một số quan niệm về năng lực

Năng lực là một từ ngữ rất trìu tượng, khó định lượng và có rất nhiều quan điểm khác nhau [38,39].

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân nơi đóng vai trị quan trọng. Năng lực của con người khơng phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do cơng tác, do tập luyện mà có (Khoa học cơng nghệ, 2010).

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của NXB Giáo dục (tái bản năm 2009) thì năng lực là khả năng làm việc tốt [38].

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (NXB Hồng Đức 2010) Năng lực được hiểu là khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có, phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [39].

Theo thuật ngữ Hành chính (Hà Nội, 2002, trang 118, Viện nghiên cứu hành chính) năng lực là khả năng về thể chất và trí tuệ của cá nhân con người hoặc khả năng của một tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện được các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội nhằm thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ do mình đề ra hoặc do Nhà nước hay chủ thể khác với kết quả tốt nhất [40].

Có nhiều người thường đồng nhất năng lực với trình độ, bằng cấp, tuy nhiên thực tế thì nó chỉ là một điều quan trọng để hình thành năng lực, là cơ sở để có được năng lực. Năng lực của một người còn phụ thuộc vào kỹ năng trong thực tế và thái độ trong cơng việc của người đó.

Nói một cách tổng quát thì năng lực của con người là tổng hoà những điều kiện, những nhân tố chủ quan tiềm năng bên trong con người cùng tham gia vào cơng việc giải quyết, để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một mơi trường xác định. Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định. Khả năng đó là q trình biến tiềm năng của người đó như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất để đạt được mục tiêu đã định trước.

Năng lực của cán bộ, cơng chức nói chung ln gắn với mục đích tổng thể, với chiến lược phát triển của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phương pháp làm

việc hiệu quả và khoa học công nghệ. Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình cơng việc và nhiệm vụ thay đổi. Vì vậy, năng lực làm việc của cán bộ, cơng chức hay cịn gọi là năng lực thực thi trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước của cán bộ, cơng chức là khả năng của cán bộ, cơng chức để hồn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

Năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch là khả năng sử dụng các kiến thức, tiềm năng của bản thân để đạt được các mục tiêu cụ thể.

Năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã thể hiện ở năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong q trình làm cơng tác quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực tư pháp. Đó là kiến thức, là những kỹ năng, những hành vi, cách ứng xử của công chức tư pháp - hộ tịch cấpxã cần có để thực thi cơng việc được giao.

1.2.2. Năng lực thực thi công vụ

Trên thực tế cuộc sống hàng ngày của chúng ta, năng lực gồm có nhiều dạng biểu hiện khác nhau về hình thức, nhưng về bản chất nó là khả năng của một cá nhân phải có mới có thể hồn thành tốt cơng việc nào đó. Năng lực được chuẩn hoá và áp dụng cho mọi chức danh công việc tại tổ chức, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hố và đặc thù tính chất cơng việc. Tuy nhiên, năng lực khơng mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực là nói đến năng lực thuộc về một làm việc nào đó như: năng lực hoạt động chính trị trong hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy trong hoạt động giảng dạy, năng lực thực thi cơng vụ trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước,.... Năng lực của cán bộ, cơng chức nói chung và năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch nói riêng khơng phải là năng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hồn cảnh, mơi trường. Ở thời điểm hay môi trường này, năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng, nhưng ở thời điểm khác thì cần phải có năng lực khác. Mỗi thời kỳ, mỗi hồn cảnh, mơi trường khác nhau đặt ra yêu cầu về năng lực

khác nhau. Người có năng lực tổ chức trong kháng chiến khơng có nghĩa là có năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ giỏi trong điều kiện phát triển kinh tế hàng hố thị trường, cũng khơng có nghĩa là người đó cũng có khả năng trở thành một cán bộ tư pháp giỏi. Ở bài luận văn này, đề cập đến năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong q trình làm cơng tác quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực tư pháp.

Như vậy, năng lực thực thi cơng vụ có thể được định nghĩa như sau: Năng lực thực thi cơng vụ là những gì mà người cơng chức Nhà nước cần phải có (kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi) và biết kết hợp sử dụng chúng một cách thành thạo trong q trình thực thi cơng việc do Nhà nước giao, đạt kết quả tốt nhất [2,29].

Nói đến năng lực thực thi cơng vụ của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là nói đến khả năng thực tế giải quyết cơng việc, khả năng sử dụng các cơng cụ như chính sách, pháp luật và các phương tiện quản lý của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân xã giao cho một cách có hiệu quả.

Theo đó, năng lực thực thi cơng vụ của cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã được xác định thông qua:

- Kiến thức của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã cần phải có để có thể hồn thành cơng việc được giao.

- Những kỹ năng của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã cần phải có để giải quyết tốt nội dung cơng việc được giao.

- Những hành vi, cách ứng xử của cơng chức tư pháp - hộ tịch xã cần có để thực thi công việc được giao.

- Sự kết hợp của ba nhóm yếu tố trên trong q trình thực thi cơng vụ để đạt được kết quả theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)