3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ
3.2.2. Tiến hành rà sốt, phân loại, đánh giá tổng thể cơng chức tư pháp hộ
pháp - hộ tịch cấp xã
Để làm tốt việc nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ tư pháp cấp xã trên địa bàn thị xã Từ Sơn trong giai đoạn hiện nay, trước hết cần rà sốt, đánh giá một cách tổng thể cơng chức tư pháp - hộ tịch cấp xã để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch cán bộ.
Việc rà soát, phân loại, đánh giá tổng thể cần làm tốt những nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất, cần tiến hành đánh giá tổng thể công chức tư pháp – hộ tịch trên các mặt như: bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức, yêu cầu bồi dưỡng kiến thức,.... đảm bảo cho phát triển lâu dài của nhiệm vụ chính trị.
- Thứ hai, cần đổi mới quan điểm, phương pháp đánh giá công chức, căn cứvào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi đánh giá công chức tư pháp – hộ tịch xã, người lãnh đạo phải thực sự khách quan, cơng tâm, tránh tình trạng đánh giá chủ quan, phiến diện, tránh hiện tượng hình thức, làm cho có. Phải xây dựng các tiêu chí và dựa đó để đánh giá, xếp loại cơng chức tư pháp –hộ tịch cấp xã như:
+ Loại làm tốt, xuất sắc cơng vụ hiện tại, có thể thực hiện nhiệm vụ cao hơn. + Loại hồn thành nhiệm vụ, độ tuổi cịn phù hợp, được giữ nguyên vị trí trong quy hoạch mới.
+ Loại phải thay thế, chuyển đổi công tác.
+ Loại được chọn cử đi đào tạo, bồi dưỡng để có thể đảm bảo thực hiện nhiệm vụ (hiện tại năng lực chưa đáp ứng với chức danh đó).
+ Loại phải đào tạo lại hoặc bồi dưỡng nâng cao do phẩm chất và năng lực hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu công tác.
Để đánh giá công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã đúng nhất trong thời gian tới đòi hỏi thị xã Từ Sơn phải xây dựng một "Hệ thống đánh giá thực hiện công việc”. Đánh giá thực hiện cơng việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện cơng việc của người công chức tư pháp – hộ tịch xã trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với cơng chức. Để đánh giá thực hiện công việc, cần phải thiết lập một hệ thống đánh giá bao gồm các nội dung như:
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc bao gồm tiêu chuẩn đánh giá: tương đối, tuyệt đối và tập trung đánh giá. Khi đánh giá phải đảm bảo hai u
cầu. Đó là các tiêu chuẩn gắn với cơng việc của công chức tư pháp –hộ tịch xã và những tiêu chuẩn đó phải thuộc phạm vị điều chỉnh cá nhân.
- Thông tin phản hồi về kết quả đánh giá thường được thực hiện thông qua một cuộc thảo luận chính thức giữa người lãnh đạo bộ phận và người công chức vào cuối kỳ đánh giá. Đó là khâu xem xét lại tồn bộ tình hình thực hiện công việc của người công chức tư pháp – hộ tịch xã, qua đó cung cấp cho họ các thơng tin về tình hình thực hiện cơng việc đã qua và các tiềm năng trong tương lai của họ. Đánh giá công chức tư pháp – hộ tịch xã là biện pháp quản lý thông qua đánh giá, xem xét mức dộ hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động, tố chất cống hiến của công chức tư pháp –hộ tịch xã đối với nền công vụ. Đây là khâu quan trọng nhất giữ vai trò chi phối tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Đây chính là cơ sở để thực hiện chính sách đãi ngộ, bố trí, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng,kỷ luật khen thưởng công chức tư pháp –hộ tịch xã.