Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với thị xã Từ Sơn, tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 61)

1.6. Kinh nghiệm nâng cao năng lực của cán bộ, công chức cấp xã ở một số

1.6.4. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với thị xã Từ Sơn, tỉnh

Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Từ thực tiễn, kinh nghiệm nâng cao năng lực của công chức cấp xã ở một số địa phương có thể rút ra một số bài học:

Thứ nhất, phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng. Cần tổ chức, thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin- cho”. Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được nhiều địa phương áp dụng cũng là một giải pháp hay cho thị xã Từ Sơn nhằm thu hút được ngày càng nhiều người có trình độ thực sự về làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và CBCC xã nói riêng

Thứ hai, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng công chức cấp xã là giải pháp quan trọng hàng đầu để tăng cường hiệu quả, hiệu lực bộ máy hành chính nhà nước. cơng chức tiến tới phải là những người được đào tạo cơ bản trong nhà trường và được đào tạo, bồi dưỡng sau khi được tuyển dụng, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những tố chất đạo đức của người công chức. Cần phải đổi mới tư duy trong việc định hướng chiến lược, xây dựng kế hoạch, chương trình, cùng với các giải pháp một cách cụ thể trong việc đào tạo, sử dụng, thu hút những người có đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu của công việc. Cần phải thực hiện tốt công tác tổ chức như điều động, bổ nhiệm theo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Thực hiện nghiêm túc đúng phương pháp quy trình về đánh giá, nhận xét cơng chức, tôn

trọng công tác quy hoạch từ cơ sở, đảm bảo nguồn kế cận và có sự kế thừa qua các thế hệ.

Thứ ba, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cơng chức cấp xã nói chung phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức là việc làm có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng, nâng cao năng lực quản lý công chức. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát giúp kịp thời phát hiện các sai phạm, xử lý, kỷ luật các cơng chức có năng lực kém, thối hố biến chất, tham nhũng. Qua đó góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, cơng chức. Từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm, thẩm quyền, cách giải quyết các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong quá trình đánh giá.

Thứ tư, chú trọng quy hoạch nguồn công chức trẻ có năng lực, được đào tạo chun sâu về chun mơn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt gắn với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng sát với tình hình thực tế tại địa phương, để nâng cao năng lựccông chức cấp xã đạt chuẩn.

Thứ năm, xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ thoả đáng, thu hút những người tài, ngoài chế độ chung của Nhà nước cần mạnh dạn ban hành cơ chế chính sách riêng mang tính đột phá, thiết thực về kinh tế, môi trường làm việc.

Tiểu kết chương 1

Nội dung nghiên cứu chính trong chương này là hệ thống hố cơ sở lý luận và pháp lý về công chức tư pháp - hộ tịch xã và năng lực công chức tư pháp - hộ tịch xã. Làm rõ các khái niệm cơ bản về công chức cấp xã nói chung và cơng chức tư pháp - hộ tịch xã nói riêng, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của công chức tư pháp - hộ tịch xã. Qua đó xác định đặc điểm của cơng chức tư pháp - hộ tịch xã và vị trí, vai trị của cơng chức tư pháp - hộ tịch xã trong hoạt động của chính quyền cơ sở. Cơng chức tư pháp - hộ tịch xã có vai trị quan trọng trong hệ thống chính trị cơ sở, là người nắm vứng pháp luật, hiểu rõ tình hình kinh tế - chính trị tại địa phương, là người giải quyết trực tiếp những yêu cầu, thắc mắc chính đáng của người dân, hướng dẫn nhân dân trong xã thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời họ chính là chiếc cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân và là người phản ánh những yêu cầu nguyện vọng của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Luận văn đưa ra các quan niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ của công chức tư pháp - hộ tịch xã, các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công việc. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của công chức tư pháp - hộ tịch xã. Từ đó, xác định nhiệm vụ thiết yếu cần phải nâng cao nănglực công chức tư pháp - hộ tịch xã. Đây là một nhiệm vụ quan trọng đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng chính quyền vững mạnh.

Toàn bộ nội dung cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ được sử dụng để giải quyết các nội dung ở chương 2 và chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TƯ PHÁP – HỘ TỊCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)