Quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tiền lương tại trung tâm kinh doanh VNPT lào cai (Trang 28 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.1.2. Quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông

1.1.2.1. Khái niệm quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông

Quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông là một trong những hoạt động của quản trị nguồn nhân lực nhằm giúp doanh nghiệp viễn thông xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình tiền lương của doanh nghiệp mình một cách có hiệu quả. Quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có việc xây dựng hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp viễn thông, xây dựng phương pháp trả công lao động, xây dựng quy trình tính toán tiền lương trả cho người lao động dựa trên các yếu tố thị trường của từng phương pháp, xây dựng quy chế trả lương phù hợp với quy định của pháp luật. Quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông phải gắn liền với đặc điểm của doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả cũng như tiền lương thực hiện được đầy đủ chức năng của mình trong doanh nghiệp viễn thông.(Bùi Xuân Phong, 2006).

- Tính vô hình của dịch vụ viễn thông

Dịch vụ viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm viễn thông thể hiện dưới dạng dịch vụ. Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm mục đích trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản xuất vật chất.

Để tạo ra dịch vụ viễn thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản xuất viễn thông: Lao động, tư liệu lao động (phương tiện, thiết bị thông tin) và đối tượng lao động. Dịch vụ viễn thông không tồn tại ngoài quá trình sản xuất, nên không thể đưa vào kho, không thể thay thế được, do vậy có những yêu cầu rất cao đối với chất lượng dịch vụ.

Do đặc điểm dịch vụ viễn thông không phải là vật chất cụ thể nên để tạo ra dịch vụ các doanh nghiệp viễn thông không cần đến những nguyên vật liêu chính

như các ngành khác mà chỉ cần sử dụng các vật liệu phụ điều này ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh: Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí lao động sống chiếm tỷ trọng lớn..., để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy tinh thần và năng suất làm việc của cán bộ công nhân viên, việc xây dựng cơ chế lương phù hợp gắn liền với chất lượng dịch vụ viễn thông là điều quan trọng trong quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông.

- Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông mang tính dây chuyền

Quá trình truyền đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía (người gửi tin và người nhận tin ở các địa điểm khác nhau). Do vậy, để thực hiện một đơn vị dịch vụ viễn thông cần có nhiều người. Nhiều nhóm người, nhiều đơn vị sản xuất trong nước, quốc tế cùng tham gia và trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều lọai phương tiện, thiết bị thông tin khác nhau.

Như vậy để truyền đưa một tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận phải có từ hai hay nhiều cơ sở viễn thông tham gia, mỗi cơ sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Đây là đặc điểm quan trọng chi phối đến công tác tổ chức lao động, xây dựng quỹ tiền lương và đánh giá, bóc tách kết quả lao động để đưa vào công thức tính lương, thưởng của doanh nghiệp viễn thông

- Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông gắn liền với quá trình tiêu thụ dịch vụ viễn thông

Trong hoạt động thông tin viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Như trong đàm thoại, bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc. Với đặc điểm quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm, người sử dụng dịch vụ viễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Do vậy mức độ hiểu biết, trình độ sử dụng các dịch vụ viễn thông của người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng viễn thông.

Quá trình tiêu thụ không tách rời quá trình sản xuất, vì vậy đòi hỏi người sử dụng phải có mặt ở vị trí có điểm thông tin, cho nên để thu hút làm thoả mãn nhu

cầu truyền tin đưa tin tức ngành viễn thông phải phát triển mạng lưới rộng khắp để đưa các điểm thông tin đến gần các đối tượng sử dụng. Đặc thù hoạt động của cán bộ công nhân viên ngành viễn thông là hoạt động trên phạm vi rộng, cần chăm sóc nhiều khách hàng nên yếu tố này cũng cần đưa vào và xây dựng thống nhất từ trên xuống dưới trong hệ thống thang lương, bảng lương và quy chế lương.

- Trong kinh doanh dịch vụ viễn thông tải trọng dao động không đồng đều theo thời gian và không gian

Tải trọng là lượng tin tức do khách hàng nhu cầu một cơ sở sản xuất viễn thông nào đó phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin. Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo các giờ trong ngày, theo các ngày trong tuần, theo các tháng trong năm ...và phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội. Chính đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành viễn thông.

Sự không đồng đều về tải trọng là một bài toán khó, cần bố trí phương tiện, kế hoạch phát triển mạng lưới một cách thích hợp, tránh đầu tư lãng phí, đặc biệt lưu ý đến mặt thống nhất về kỹ thuật, về nghiệp vụ trên phạm vi toàn mạng bên cạnh đó cần bố trí cho phù hợp về mặt số lượng lao động, chất lượng lao động đối với những địa bàn khác nhau, có công thức tính phù hợp, khách quan tiền lương thưởng tùy theo mức độ đóng góp của người lao động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông.

1.1.2.2. Đặc điểm quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông

a) Nguyên tắc quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng

Công tác quản trị tiền lương, thù lao và tiền thường cần tuân thủ những nguyên tắc sau để đảm bảo thống nhất từ trên xuống dưới và hiệu quả của tiền lương đạt cao nhất:

Thứ nhất, chính sách lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp.

Thứ hai, tiền lương, tiền thưởng của người lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng của thành viên Hội đồng thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát,

Kiểm soát viên và Kế toán trưởng (sau đây gọi chung là người quản lý doanh nghiệp) gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

b) Về lao động

Đối với yếu tố lao động, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp viễn thông cần chú trọng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp viễn thông phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, phân công lao động và xây dựng quỹ tiền lương.

Thứ hai, Kế hoạch lao động được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, định mức lao động tiên tiến, tổ chức bộ máy và cơ cấu lao động gián tiếp tinh gọn, hợp lý.

Thứ ba, kế hoạch lao động hằng năm do Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt trước khi thực hiện; việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động thực hiện công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, điều lệ của doanh nghiệp.

Thứ tư, đối với trường hợp tuyển dụng lao động vượt quá nhu cầu sử dụng, dẫn đến dư thừa phải chấm dứt hợp đồng lao động, làm tăng chi phí của doanh nghiệp thì người tuyển dụng lao động phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp.

c) Về tiền lương của người lao động

Tiền lương có vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người lao động, đảm bảo đời sống cho họ cũng như động viên khuyến khích cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như không ngừng cố gắng để nâng cao năng suất làm việc vậy nên doanh nghiệp viễn thông không thể bỏ qua các nguyên tắc xây dựng tiền lương cho người lao động:

Thứ nhất, quỹ tiền lương kế hoạch của người lao động được xác định dựa trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch.

Thứ hai, mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương trong hợp đồng lao động, mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch của doanh nghiệp như sau: Đối với doanh nghiệp có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suất lao động kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề, đảm bảo mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động và tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động.

Thứ ba, căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch, tùy theo điều kiện thực tế, doanh nghiệp xác định đơn giá tiền lương để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạm ứng tiền lương cho người lao động.

Thứ tư, quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch và mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh.

Thứ năm, doanh nghiệp xây dựng quy chế trả lương và phân phối tiền lương cho người lao động gắn với mức độ đóng góp, hiệu quả thực hiện công việc của người lao động.

1.1.2.3. Vai trò quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông

Quản trị tiền lương luôn là một vấn đề nóng, được quan tâm hầu khắp các doanh nghiệp hiện nay. Đó là lý do việc quản lý C&B (Compensation & Benefits) là mảng khó nhất của nhân sự. Các quản lý nhân sự của các công ty dù lớn hay nhỏ đều cần nắm rõ quy định, nguyên tắc tính lương theo luật pháp Việt Nam và hiểu rõ các hình thức trả lương để lựa chọn chiến lược phù hợp với mô hình của từng doanh nghiệp. Quản trị tiền lương là một hoạt động Quản trị nhân lực, giúp tổ chức đạt hiệu suất cao, tác động tích cực đến đạo đức của người lao động. Đối với một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng thì quản trị tiền

lương làm sao để hiệu quả luôn là một vấn đề vô cùng nan giải. Nếu doanh nghiệp không biết cách phân bổ và quản trị tốt thì rất dễ mang đến những hậu quả cho đơn vị của mình. Tiền lương doanh nghiệp viễn thông cần được thực hiện một cách chính xác, đúng và đầy đủ. Đó là những điều mà doanh nghiệp cần phải lưu ý và xây dựng các hệ thống quản trị tiền lương tốt nhất.

1.1.2.4. Nội dung quản trị tiền lương của doanh nghiệp viễn thông

a) Lập kế hoạch quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương (QTL) là một loại quỹ tài chính dùng để trả cho các chi phí về lao động, được trích từ kết quả SXKD (tức nguồn doanh thu của DN). Có nghĩa là, để có nguồn trả lương, doanh nghiệp viễn thông phải có nguồn thu, phải tạo ra doanh thu. Nếu kỳ xác lập QTL không trùng với chu kỳ SXKD, thì nguồn quỹ lương là tạm ứng. Trả lương, dưới con mắt của các nhà quản lý là hình thức đầu tư. Mà mọi khoản đầu tư, nhất thiết phải được thu hồi và có sinh lời. Vì vậy nguồn quỹ lương không thể tách rời nguồn doanh thu từ sản xuất kinh doanh của DN. Về quy mô và cơ cấu QTL, lại có nhiều nhân tố cùng đồng thời tác động và cần thiết phải lập kế hoạch quỹ tiền lương dựa trên các nhân tố này, như:

- Qui mô doanh thu của DN

- Qui mô và cơ cấu chất lượng NNL mà DN sử dụng

- Độ lớn mức tiền lương bình quân của DN trong từng thời kỳ.

- Những điều chỉnh về số lượng lao động, về hệ thống phụ cấp và các chính sách đãi ngộ khác cho NLĐ do chính phủ quy định buộc các doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện.

Cũng có những quan điểm khác nhau về việc phải dự kiến kế hoạch nguồn tài chính cho việc trả lương (gọi đơn giản là lập kế hoạch QTL). Có ý kiến cho rằng, đặc thù của kế hoạch hóa không dung hợp với đặc thù của thị trường, lập kế hoạch quỹ lương là làm chủ quan, tách rời quy luật của thị trường, Mức lương là sự thỏa thuận của chủ DN với NLĐ làm thuê, dựa trên sự tôn trọng lợi ích của cả hai bên và những điều chính khách quan của thị trường. QTL là một loại quỹ tài chính, được bù đắp bằng doanh thu của DN. Nguồn chi trả lương phụ thuộc vào tổng số lao động được thuê và mức lương thực tế của NLĐ. Nếu kế hoạch hóa QTL, sẽ dẫn đến

sự áp đặt chủ quan, làm mất đi tính linh hoạt của các thỏa thuận về mức lương cũng như các hình thức tổ chức tiền lương, đặc biệt khi tình hình SXKD của DN bị biến động khách quan từ phía thị trường (hoặc là sự sụt giảm doanh thu, hoặc là SXKD bị ngừng trệ, hoặc là DN đứng trước những yêu sách khó thống nhất, khó thương lượng của các nghiệp đoàn…). Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn ủng hộ cần phải xác định vững chắc kế hoạch QTL và xem kế hoạch QTL là một bộ phận quan trong của kế hoạch SXKD của DN. Việc xác định đúng, hợp lý, kịp thời kế hoạch QTL tương ứng với kế hoạch SXKD, sẽ giúp cho doanh nghiệp viễn thông:

- Chủ động về nguồn chi trả tiền lương, tiền công theo thỏa thuận đã thống nhất trong hợp đồng lao động.

- Dự toán được đầy đủ, chính xác các chi phí SXKD, làm căn cứ cho việc định giá thành, bán giá, dự kiến tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận.

- Cung cấp cho các bộ phận quản lý nguồn tài liệu để phân tích, đánh giá hiệu quả của các phương án sử dụng các nguồn lực, trong đó có NNL.

b) Xây dựng cơ cấu tiền lương cá nhân

Về mặt tổng quát, tiền lương gắn liền với mỗi hình thức trả lương cụ thể mà doanh nghiệp viễn thông lựa chọn, tiền lương cá nhân là số lượng tiền lương trả cho mỗi đơn vị sản phẩm, dịch vụ hay khối lượng đơn vị công tác, khối lượng công việc…mà từng NLĐ đã hoàn thành. Do bản chất của doanh nghiệp viễn thông, là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, bao gồm các bộ phận hoạt động khác nhau với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tiền lương tại trung tâm kinh doanh VNPT lào cai (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)