Đối với chính phủ và các bộ/ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tiền lương tại trung tâm kinh doanh VNPT lào cai (Trang 110 - 111)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Đối với chính phủ và các bộ/ ngành liên quan

Trong thời gian qua, việc đổi mới chính sách tiền lương được Đảng và Chính phủ quan tâm và thể hiện bằng nhiều hình thức cụ thể và đã đạt được một số kết quả:

(1) Thể hiện được tính ổn định xã hội, mức lương hiện hưởng thực tế của NLĐ được nâng lên đáng kể;

(2) Chế độ tiền lương bước đầu đã xác định rõ giá trị sức lao động qua đó góp phần làm gia tăng năng suất lao động nhờ tạo được động lực lao động;

(3) Tiền lương đã dần thể hiện được sự công bằng trong phân phối thu nhập trong xã hội;

(4) Xác định rõ quỹ tiền lương nhằm xác định cơ sở cho mỗi tổ chức, cơ quan xác đinh lượng biên chế trong mỗi đơn vị tổ chức của mình;

(5) Các chính sách tiền lương đã nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn đồng bộ với các chính sách khác nhằm đồng bộ hóa thực tiễn trong ban hành chính sách bám sát vào đời sống của người lao động;

(6) Việc thiết kế thang bảng lương đã bám sát vào từng ngành nghề, vị trí công việc để có sự phù hợp và có xét đến mối quan hệ từ nhiều mặt.

Chính phủ và các sở ban ngành có liên quan trong thời gian qua cần bổ sung nhiều chính sách tiền lương thể hiện sự ưu đãi đối với NLĐ như quy định về điều kiện lao động, lĩnh vực và ngành nghề làm việc kèm theo đó là các loại phụ cấp như phụ cấp thu hút, phụ cấp theo điều kiện làm việc, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại nặng nhọc, phụ cấp thâm niên, phụ cấp theo lĩnh vực công tác tách riêng và thêm vào trong cơ chế tiền lương để tăng thêm thu nhập cho NLĐ; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước và chất lượng lao động của NLĐ.

Tuy nhiên, chính sách tiền lương là hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của Nhà nước trong lĩnh vực tiền lương nhằm phát triển chính sách do Nhà nước ban hành; giải quyết các vấn đề tiền lương nhằm điều tiết những quan hệ tiền lương, tiền thưởng và thu nhập bảo đảm lợi ích của NLĐ, thường xuyên cải thiện mức sống cho NLĐ và phát huy vai trò kích thích của tiền lương đối với việc thúc đẩy các động lực phát triển. Khi nghiên cứu và ban hành chính sách tiền lương Nhà nước cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Trả lương đúng mức cho NLĐ với mức hưởng ở mỗi cấp bậc là ngang bằng, nhằm đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương.

- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân, tạo khả năng nâng cao đời sống của NLĐ và phát triển nền kinh tế.

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những NLĐ làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Quan hệ tiền lương ngày càng trở nên phức tạp trong xu thế phát triển chung của đất nước, bởi nó chứa đựng nhiều nghịch lý luôn tồn tại ở cả khu vực sản xuất và khu vực hành chính sự nghiệp tồn tại cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Không chỉ ở khu vực Nhà nước mà cả ở khu vực ngoài Nhà nước, chính sách tiền lương đối với công chức hành chính Nhà nước phần nào bảo đảm cho họ và gia đình có thể sống bằng lương, dần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, để CBCNVC yên tâm công tác trong nền công vụ, thu hút nhân tài vào hoạt động công vụ, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tiền lương tại trung tâm kinh doanh VNPT lào cai (Trang 110 - 111)