Giải pháp hoàn thiện công tác định mức lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tiền lương tại trung tâm kinh doanh VNPT lào cai (Trang 106)

5. Kết cấu luận văn

4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác định mức lao động

Thông qua việc phân tích thực trạng định mức lao động tại trung tâm kinh doanh VNPT Lào Cai nhận thấy rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác định mức lao động tại đơn vị vẫn còn những hạn chế cần phải đưa ra giải pháp khắc phục. Công tác định mức đang được thực hiện định kì 3 năm một lần đối với tất cả các nhân viên tại các bộ phận khác nhau, nhận thấy đây là điều bất cập vì đối với bộ phận kinh doanh bán hàng trực tiếp, nhu cầu thị trường biến động từng ngày, cũng như các đối thủ cạnh tranh không ngừng phát triển nên cần phải thực hiện định mức lao động thường xuyên và liên tục hơn. Cụ thể, đối với khối quản lý, kinh doanh không trực tiếp định mức lao động thực hiện chu kì 2-3 năm, còn đối với khối kinh doanh, bán hàng trực tiếp thực hiện định mức hàng năm.

Đối với TTKD VNPT Lào Cai, chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định uy tín của đơn vị, sự tin cậy của người tiêu dùng và cũng quyết định chỗ đứng của TTKD VNPT Lào Cai trên thị trường công nghệ viễn thông toàn tỉnh. Chính vì vậy, công tác nghiệm thu, kiểm tra chất lượng dịch vụ là khâu rất quan trọng. Khâu kiểm tra chất lượng dịch vụ cung cấp là khâu quyết định đến tiền lương, tiền công mà người

lao động nhận được bởi nó căn cứ vào mức độ tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ đạt được. Tuy nhiên việc xây dựng định mức lao động theo chất lượng vẫn còn chưa hiệu quả công việc vẫn còn mang tính chủ quan. Để cho tiền lương đươc chi trả một cách khách quan , chính xác và trung thực thì công tác nghiệm thu, kiểm tra chất lượng cần chú ý:

Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với bộ phận kiểm tra, nghiệm thu chất lượng dịch vụ thông qua hình thức giáo dục nhận thức về tầm quan trong của công tác này đối với thương hiệu, vị trí của công ty trên thị trường. Có một quy trình cụ thể, thống nhất về kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, công việc hoàn thành.

Lãnh đạo TTKD VNPT Lào Cai nên thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các cán bộ làm công tác này. Đồng thời TTKD VNPT Lào Cai nên dành một khoản thời gian nhất định để công nhân tự kiểm tra các chất lượng dịch vụ do mình trực tiếp cung cấp cho khách hàng như vậy tránh được tình trạng cung cấp dịch vụ kém chất lượng đến tay khách hàng và tránh thiệt hại cho đơn vị.

Bố trí thêm người làm công tác kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm. Những người bố trí thêm cần phải là nhưng người có kinh nghiệm, chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, nhận thức tốt được vai trò của công tác nghiệm thu. Những người làm công tác này có thể lựa chọn từ những bộ công tác khác nhau, người ở bộ phận nào thì đảm nhận công tác nghiệm thu chất lượng ở bộ phận đó. Hơn nữa, việc ghi chép số liệu phải rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu bao gồm cả thời gian hao phí, số lượng, chất lượng…

4.2.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống quy chế phân phối tiền lương

Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích lợi ích vật chất đối với người lao động, khiến họ vì lợi ích vật chất của bản thân và gia đình mình mà lao động một cách tích cực với chất lượng kết quả ngày càng cao.

TTKD VNPT Lào Cai đã thực hiện hoạt động tiền lương khá tốt, sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc được sử dụng để tính lương hàng tháng của người lao động. Tuy nhiên việc tổ chức ban hành quy chế phân phối tiền lương của đơn vị vẫn còn tồn tại một số bất cập, vì vậy đơn vị cần có những biện pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động tiền lương như sau:

Thứ nhất, các quy chế về hình thức trả lương và tính lương cần phải được tiến hành một cách chi tiết, cụ thể, công bằng, chính xác. Phòng nhân sự tổng hợp phụ trách quản lý về trả lương có trách nhiệm phải giải thích được những ý kiến của người lao động về tiền lương của họ khi họ có thắc mắc.

Thứ hai, xây dựng văn bản quy định rõ ràng về tiêu chuẩn, điều kiện tăng lương, đảm bảo công khai, minh bạch. Phòng nhân sự tổng hợp cần xây dựng văn bản quy định những tiêu chuẩn cụ thể, điều kiện xét duyệt tăng lương được ban Ban lãnh đạo TTKD VNPT Lào Cai phê duyệt, có văn bản đến từng phòng ban, đảm bảo phổ biến rộng rãi đến toàn bộ người lao động và thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch.

Thứ ba, xây dựng những tiêu chí cụ thể đánh giá cho từng nhân viên để trả lương cho đúng người đúng việc. Với mỗi vị trí chức danh công việc có những những yêu cầu riêng, và TTKD VNPT Lào Cai cần xây dựng những tiêu chí cụ thể để đánh giá được hiệu quả công việc của từng người lao động. Đồng thời, cần bổ sung thêm tiêu chí thâm niên công tác đối với những người lao động đã gắn bó với đơn vị nhiều năm.

Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ phụ trách hoạt động tiền lương. Trình độ chuyên môn của các cán bộ phụ trách tiền lương cần không ngừng trau dồi, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển và đổi mới, có thể xây dựng được một quy chế trả lương chính xác, hợp lý và đạt hiệu quả cao.

4.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị tiền lương trị tiền lương

Bên cạnh những kết quả đạt được của công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị tiền lương tại TTKD VNPT Lào Cai thì vẫn còn tồn tại những hạn chế như công tác kiểm tra thanh tra vẫn còn mang tính hình thức, nội dung và phạm vi kiểm tra, đánh giá vẫn còn đơn giản và chỉ tập trung vào một số bộ phận chứ chưa thực hiện được kiểm tra toàn diện, chi tiết cả hệ thống quản trị tiền lương. Do đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị tiền lương tại đơn vị:

Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, từng bước nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá quản trị tiền lương. Công tác thanh tra luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban lãnh đạo tập đoàn cũng như lãnh đạo Trung tâm. Đây là yếu tố quyết định, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Ban lãnh đạo đơn vị cần nhận thức đúng về vai trò, vị trí của công tác thanh tra kiểm tra, đánh giá quản trị tiền lương để chỉ đạo trực tiếp toàn bộ hoạt động thanh tra, đảm bảo những điều kiện, quyết định những biện pháp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ, tăng cường cho lực lượng thanh tra hệ thống quản trị tiền lương những cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực, trình độ công tác. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cần chú ý bám sát vào nhiệm vụ chính của tiền lương trong từng thời kỳ để xây dựng kế hoạch công tác thanh tra hằng năm, trước khi xây dựng kế hoạch cần tiến hành khảo sát, đánh giá thận trọng. Bên cạnh đó cần phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch công tác thanh tra cuả các bộ phận tại TTKD VNPT Lào Cai để có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra.

Hai là,xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển đối với công tác thanh tra quá trình thực hiện phân phối tiền lương, nghiên cứu áp dụng các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá hệ thống quản trị tiền lương. Trong đó không những cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm và đi vào chi tiết như các thức tính toán và phân bổ tiền lương, hệ thống đánh giá kết quả làm việc, hệ thống khen thưởng khuyến khích tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc…mà còn cần kiểm tra, thanh tra, đánh giá toàn diện hệ thống quản trị tiền lương.

Ba là, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị tiền lương, có tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc thanh tra, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra thông qua việc thực hiện kiểm tra nội bộ và kiểm tra từ bên ngoài. Công tác thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, nhưng không rập khuôn, máy móc.

4.3. Kiến nghị đối với các bên có liên quan

4.3.1. Đối với chính phủ và các bộ/ ngành liên quan

Trong thời gian qua, việc đổi mới chính sách tiền lương được Đảng và Chính phủ quan tâm và thể hiện bằng nhiều hình thức cụ thể và đã đạt được một số kết quả:

(1) Thể hiện được tính ổn định xã hội, mức lương hiện hưởng thực tế của NLĐ được nâng lên đáng kể;

(2) Chế độ tiền lương bước đầu đã xác định rõ giá trị sức lao động qua đó góp phần làm gia tăng năng suất lao động nhờ tạo được động lực lao động;

(3) Tiền lương đã dần thể hiện được sự công bằng trong phân phối thu nhập trong xã hội;

(4) Xác định rõ quỹ tiền lương nhằm xác định cơ sở cho mỗi tổ chức, cơ quan xác đinh lượng biên chế trong mỗi đơn vị tổ chức của mình;

(5) Các chính sách tiền lương đã nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn đồng bộ với các chính sách khác nhằm đồng bộ hóa thực tiễn trong ban hành chính sách bám sát vào đời sống của người lao động;

(6) Việc thiết kế thang bảng lương đã bám sát vào từng ngành nghề, vị trí công việc để có sự phù hợp và có xét đến mối quan hệ từ nhiều mặt.

Chính phủ và các sở ban ngành có liên quan trong thời gian qua cần bổ sung nhiều chính sách tiền lương thể hiện sự ưu đãi đối với NLĐ như quy định về điều kiện lao động, lĩnh vực và ngành nghề làm việc kèm theo đó là các loại phụ cấp như phụ cấp thu hút, phụ cấp theo điều kiện làm việc, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp độc hại nặng nhọc, phụ cấp thâm niên, phụ cấp theo lĩnh vực công tác tách riêng và thêm vào trong cơ chế tiền lương để tăng thêm thu nhập cho NLĐ; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước và chất lượng lao động của NLĐ.

Tuy nhiên, chính sách tiền lương là hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của Nhà nước trong lĩnh vực tiền lương nhằm phát triển chính sách do Nhà nước ban hành; giải quyết các vấn đề tiền lương nhằm điều tiết những quan hệ tiền lương, tiền thưởng và thu nhập bảo đảm lợi ích của NLĐ, thường xuyên cải thiện mức sống cho NLĐ và phát huy vai trò kích thích của tiền lương đối với việc thúc đẩy các động lực phát triển. Khi nghiên cứu và ban hành chính sách tiền lương Nhà nước cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Trả lương đúng mức cho NLĐ với mức hưởng ở mỗi cấp bậc là ngang bằng, nhằm đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương.

- Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân, tạo khả năng nâng cao đời sống của NLĐ và phát triển nền kinh tế.

- Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những NLĐ làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Quan hệ tiền lương ngày càng trở nên phức tạp trong xu thế phát triển chung của đất nước, bởi nó chứa đựng nhiều nghịch lý luôn tồn tại ở cả khu vực sản xuất và khu vực hành chính sự nghiệp tồn tại cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô. Không chỉ ở khu vực Nhà nước mà cả ở khu vực ngoài Nhà nước, chính sách tiền lương đối với công chức hành chính Nhà nước phần nào bảo đảm cho họ và gia đình có thể sống bằng lương, dần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, để CBCNVC yên tâm công tác trong nền công vụ, thu hút nhân tài vào hoạt động công vụ, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.

4.3.2. Đối với UBND tỉnh Lào Cai và các sở/ban/ ngành có liên quan

Vai trò của UBND tỉnh Lào Cai và các sở ban ngành có liên quan đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và trung tâm kinh doanh VNPT Lào Cai nói riêng là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn tiếp theo 2020 – 2025, mong rằng UBND Tỉnh và các sở ban ngành có liên quan quan tâm sát sao đến các nội dung sau:

- Khai thác tối đa sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương gắn với tăng cường huy động nguồn nội lực để tập trung xây dựng các công trình trọng điểm; khu KTCK, khu đô thị mới, đầu tư xây dựng khu trung tâm hành chính mới huyện Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn; đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; các dự án phòng chống thiên tai, các dự án phục vụ cho xoá đói, giảm nghèo. Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, ưu tiên các công trình có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng ngay trong năm 2019. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm bảo đảm chất lượng của công trình, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; Triển khai thực hiện có

hiệu quả pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, giảm tối đa các chi phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện để giảm chi phí đầu vào, khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 274/KH- UBND ngày 24/10/2017 của UBND tỉnh về hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025. Phấn đấu năm 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn tỉnh tăng trên 10% so với năm 2018. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong thời gian 02 ngày (giảm 01 ngày so với quy định hiện hành); Tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng về thủ tục hành chính cho các hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; giảm tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra, gây chồng chéo, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

- Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tập trung lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng 4.0; Nâng cao hiệu quả quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Lào Cai; Triển khai thực hiện tốt quy định quản lý nhà nước về hoạt động sở hữu trí tuệ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tiền lương tại trung tâm kinh doanh VNPT lào cai (Trang 106)