5. Kết cấu của khóa luận
3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Đánh giá hiệu quả sau đào tạo là khâu rất quan trọng, tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thương mại Toàn cầu, công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo chưa phát huy được hết hiệu quả của nó, bởi chưa xây dựng được mục tiêu đào tạo rõ ràng cho từng khóa đào tạo, việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, những thay đổi của người lao động sau khi được đào tạo chưa được đánh giá hợp lý, cũng như chưa xác định được hiệu quả của đào tạo ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào.
Với mục tiêu đánh giá được mức độ trình độ người lao động tăng lên sau đào tạo và đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp từ hoạt động đào tạo, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Đánh giá nhân viên: Trước hết, phải xác định được vị trí người lao động trước khi đào tạo về trình độ chuyên môn, kỹ năng.
+ Đánh giá quá trình đào tạo: làm theo quy trình đã được công ty quy định, người lao động làm bài thu hoạch, bài kiểm tra, phiếu đánh giá hiệu quả đào tạo. Ở bước này, có sự tham gia của người được đào tạo và giáo viên đào tạo.
+ Đánh giá sau đào tạo: Thông qua người lao động, đồng nghiệp, cán bộ quản lý trực tiếp. Ở bước này có thể đánh giá sau 3 tháng hoặc 6 tháng... sau khi đào tạo bằng việc thay đổi hành vi, thái độ và hiệu suất công việc. Với công nhân sản xuất trực tiếp có thể đánh giá bằng năng suất lao động, cách thức sản xuất, với lao động gián tiếp thì cách đánh giá có thể phức tạp hơn. Việc này giúp Công ty hoàn thiện mức đánh giá thứ 3 của công tác đánh giá sau đào tạo “Đánh giá hành vi”. Muốn xác định kết quả bước này có thể thông qua:
+ Phỏng vấn hoặc phiếu hỏi trực tiếp cho người lao động về kỹ năng thực hiện, xử lý công việc đã tiến bộ hơn như thế nào: Tỷ lệ người lao động hoàn thành được công việc theo các mức độ khác nhau: Hoàn thành vượt bậc, hoàn thành khá.
+ Tìm hiểu thông qua đồng nghiệp và người quản lý: về cách thức xử lý công việc, sự tiến bộ trong phối hợp làm việc, thái độ, sự toàn tâm toàn ý với công việc và doanh nghiệp, các sáng kiến, sáng tạo trong tổ chức thực hiện công việc.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chỉ tiêu này phản ánh không nhiều và phải qua một thời gian dài, song cũng khá quan trọng vì đây là mục tiêu lớn của hoạt động đào tạo. Tỷ lệ người lao động được đào tạo có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và hoàn thành công việc vượt định mức mang lại lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Công ty còn có thể sử dụng các công thức tính, cân đối chi phí đào tạo và thời gian thu hồi chi phí đào tạo. Điều kiện thực hiện nội dung này là căn cứ vào mục tiêu chương trình đào tạo được xác định, xây dựng rõ ràng và theo quy chuẩn nhất định. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp giữa cán bộ đào tạo, trưởng các bộ phận, người lao động được đào tạo, giáo viên đào tạo và những người lao động khác.