5. Kết cấu của khóa luận
1.4.1. Đào tạo nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là với nền công nghiệp nặng như sản xuất điện tử - công nghiệp. Với đặc điểm của nguồn nhân lực tại Việt Nam thiếu và yếu kém về trình độ chuyên môn rất nhiều nên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài phần lớn sẽ là công nghiệp nhẹ chủ yếu là gia công, lắp ráp điện tử,... khi các doanh nghiệp sản xuất điện tử - công nghiệp đầu tư vào Việt Nam.
Chẳng hạn như với quốc gia công nghiệp như Hàn Quốc, với đất nước này đặc biệt rất chú trọng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là những người tài, khuyến khích và tạo điều kiện để nguồn nhân lực tài năng phát triển. Hàn Quốc dành hơn 20% ngân sách cho giáo dục, đào tạo. Có chính sách, chương trình đào tạo bắt buộc đối với công chức mới được tuyển dụng và công chức sắp được thăng chức, quy định trung bình 5 năm, công chức phải qua 3 lần học tại hệ thống các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức mới được xem xét nâng bậc. Họ rất đầu tư vào công tác này nên ngoài các trung tâm, viện nghiên cứu của nhà nước, hầu như các doanh nghiệp đều có các trường đại học riêng, các viện, các trung tâm nghiên cứu về khoa học công nghệ theo chuyên môn sâu của ngành, trong đó tập hợp được một số lớn các chuyên gia, tiến sĩ đầu ngành ví dụ như các tập đoàn công nghiệp lớn như SamSung, Hyundai,...
Khi tiến quân đầu tư tại thị trường Việt Nam nhận ra được thế mạnh tại thị trường lao động Việt Nam là đông nhưng lại rất yếu kém về trình độ chuyên môn, vấn đề được đặt ra cho công tác đào tạo nguồn nhân lực để có thể tận dụng được thị trường lao động tại Việt Nam khi mà tại thị trường này các doanh nghiệp không có các viện đào tạo, các trung tâm hay các trường đại học riêng. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư cần có các chương trình đào tạo nguồn nhân lực mới tại thị trường Việt Nam để có thể tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc và hơn hết là tận dụng được thế mạnh tại thị trường lao động Việt Nam. Lấy vị dụ chẳng hạn như Samsung Electric Việt Nam khi bắt đầu qua đầu tư vào thời gian này cũng gặp phải khó khăn và đã tự đưa ra giải pháp khắc phục và có thành công như hiện nay. Với
chính sách tự đào tạo nguồn nhân lực cao cho chính mình đó là tập trung vào: kiến thức, kỹ năng phù hợp với hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty, các xu hướng phát triển điện tử và công nghệ luôn được cập nhật trong chương trình giảng dạy. Nó không chỉ là chương trình đào tạo nhân viên mới mà còn cho toàn bộ bộ máy nhân viên suốt quá trình làm việc trước đó. Nội dung đào tạo tập trung vào kỹ năng, kiến thức phù hợp tại doanh nghiệp và đồng thời tổ chức hoạt động ngoại khóa định kỳ để thúc đẩy gắn kết doanh nghiệp với nhân viên. Ngoài ra Samsung còn tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp giúp cho nhân viên, hiểu được văn hóa doanh nghiệp và quy trình làm việc tại đây. Các nội dung được biên soạn phù hợp với cách vận hành bộ máy doanh nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ thế chiến lược đào tạo nguồn nhân lực còn đi cùng với chế độ đãi ngộ của tập đoàn này. Tại các chi nhánh Samsung ở các tỉnh, các ký túc xá được xây dựng nhằm hỗ trợ chỗ ở và rút gọn thời gian đi lại cho công nhân. Một số nơi được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí như ở Thái Nguyên và Bắc Ninh. Samsung còn hỗ trợ không gian thư giãn và giải trí cho nhân viên như phòng tập thể dục, phòng hát karaoke, thư viện,... Kèm theo đó, là cách hoạt động ngoại khóa do Samsung tổ chức định kỳ như tập thể dục thể thao, đi du lịch hàng năm và Samsung Family Day là một trong những chương trình đặc biệt nhất. Samsung Family Day là chương trình tổ chức cho các nhân viên ưu tú đang làm việc tại nhà máy có thể nghỉ ngơi và thư giãn với gia đình qua du lịch, được đài thọ bởi tập đoàn Samsung. Với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam thì Samsùn đã gặp thái được thành quả cho riêng minh. Phát triển nguồn nhân lực Samsung tại Việt Nam đã và đang được đánh giá cao và được nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả. Tính riêng về quy mô phát triển kỹ sư lành nghề tại chương trình Samsung Talent Programme cho trung tâm R&D tại Hà Nội lên tới 1.500 kỹ sư. Tính riêng tại trung tâm phát triển R&D tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là 2.000 kỹ sư lành nghề kỹ thuật cao. Với nguồn nhân lực do chính Samsung đào tạo và phát triển đã và đang đóng góp, sáng tạo ra phần mềm nổi tiếng thế giới, hiện đang được sử dụng trong nhiều dòng sản phẩm điện thoại của Samsung, như SPen, Smart Switch, hay Smart School.