tế công lập
1.2.2.1. Khái niệm quản lý chi thường xuyên NSNN tại BV công lập.
Quản lý chi thường xuyên NSNN tại bệnh viện công lập là quản lý việc sử dụng nguồn vốn NSNN làm công cụ thực hiện các hoạt động y tế hay là quản lý đầu ra của nguồn vốn thông qua các chế độ, định mức hiện hành. Chi thường xuyên cho đơn vị y tế là chi cho các hoạt động nhằm phục vụ công tác
khám, chữa bệnh; công tác phòng bệnh, phục hồi chức năng; chi cho các chương trình, dự án quốc gia về y tế, chương trình quốc gia về dân số kế hoạch hoá gia đình. Xét về nội dung chi cho sự nghiệp y tế bao gồm: thanh toán cho cá nhân, chi cho công việc hành chính. Chi nghiệp vụ chuyên môn gắn với nhiệm vụ cụ thể của mỗi đơn vị, như gắn với nhiệm vụ khám, chữa bệnh hay điều dưỡng.
Quản lý chi thường xuyên ở bệnh viện công lập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nâng cao kế hoạch hoá hoạt động của bệnh viện, kế hoạch hoạt động chuyên môn phải gắn với kế hoạch đảm bảo vật chất, hậu cần, tài chính của bệnh viện, xác lập chính xác các ưu tiên trong điều kiện các nguồn lực đầu tư luôn bị hạn chế.
- Đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên về chuyên môn của bệnh viện, bên cạnh đó tập trung kinh phí để từng bước giải quyết được những hoạt động ưu tiên đã được xác lập trước đó.
1.2.2.2. Vai trò của quản lý chi thường xuyên NSNN tại bệnh viện công lập
Quản lý chi thường xuyên NSNN có vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:
Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quản lý chi thường xuyên NSNN có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội và là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy chính quyền.
Thứ hai, tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo việc sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả, tránh lãng phí NSNN. Quản lý chi thường xuyên NSNN là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định và điều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, Thương bệnh binh, Người có công với cách mạng, Người tàn tật, neo đơn, Người bị nhiễm Chất độc hóa học ...góp phần thực hiện các chính sách xã hội.
chỉnh thị trường, thực hiện công bằng xã hội. Nói cách khác, quản lý chi thường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế đất nước.
Thứ tư, quản lý chi thường có vai trò điều tiết giá cả, chống suy thoái và chống lạm phát, duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế.