Phương hướng hòan thiện quản lý chi thường xuyên NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an​ (Trang 87 - 89)

4.1.1.1. Phương hướng hoàn thiện công tác xây dựng dự toán chi.

Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, việc hoàn thiện công tác xây dựng dự toán chi của bệnh viện cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tăng cường tính khoa học và tính khả thi của dự toán chi.

Điều này đòi hỏi cần tăng cường chất lượng công tác tổng kết, đánh giá thực hiện dự toán tài chính hàng năm của bệnh viện, ngòai ra phải coi trọng công tác khảo sát nhu cầu và tình hình thực tế hoạt động của Bệnh viện để đưa ra các mức dự toán thu chi đúng, phù hợp.

Thứ hai, thực hiện đa dạng hóa nguồn thu ngân sách. Xuất phát từ thực tế nguồn thu của Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an những năm 2016- 2018, việc đa dạng hóa nguồn thu là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Cơ sở của đa dạng hóa nguồn thu là các văn bản pháp quy của Nhà nước. Tại điều 14, Nghị định 69/2008 quy định nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa gồm:

a) Thu phí, lệ phí. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mứcthu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.

b) Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.

c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.

d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm: - Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;

- Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ; - Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động; - Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;

- Khoản kinh phí khác.

Thứ ba, đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của Bệnh viện. Đây là nội dung có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong thời gian tới Bệnh viện cần kiếm tra, đối chiếu các định mức về quản lý hành chính để có điều chỉnh phù hợp, nhằm tiết kiệm khoản chi này. Mặt khác, hạn chế những khoản chi phát sinh không nằm trong kế hoạch dự trù đầu năm. Muốn vậy công tác lập dự toán đầu năm phải sát với nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Bệnh viện cần có kế hoạch ngắn và dài hạn về đào tạo, nghiên cứu khoa học để làm cơ sở xây dựng cơ cấu chi hợp lý.

Thứ tư, điều chỉnh khung viện phí cho phù hợp với sự phát triển Kinh tế - xã hội chung của cả nước. Trước biến động về thị trường trong nước và quốc tế, giá thuốc và vật tư tiêu hao ngày một tăng, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải một phần chi phí bởi vậy mà cần tính toán điều chỉnh khung giá viện phí cho sát với tình hình thực tế nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế cho người dân đạt chất lượng tốt.

4.1.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý thực hiện dự toán chi.

Hạn chế tình trạng vượt chi so với dự toán đầu năm. Hiện nay các khoản chi của Bệnh viện đều vượt quá so với dự toán chi được xây dựng hàng năm; Khắc phục tình trạng lạm dụng các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ NSNN cấp cho xây dựng cơ bản để sử dụng vào các việc khác nhằm đảm bảo

cho công tác xây dựng cơ bản, thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo cho việc thực hiện dự toán thu chi so với kế hoạch.

4.1.1.3. Phương hướng hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi. Thực hiện kiểm tra thường xuyên, theo kế hoạch để kịp thời nhằm phát hiện các sai sót trong quá trình lập dự toán và thực hiện dự toán thu chi, giúp cho lãnh đạo nắm bắt tình hình tài chính đang diễn ra để tăng hiệu quả công tác quản lý tài chính của Bệnh viện.

Kiểm tra, giám sát các khoản chi sao cho phù hợp với các quy định chung của Nhà nước cũng như quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng thuốc, vật tư tiêu hao tại các khoa đảm bảo sử dụng đúng, sử dụng đủ tránh thất thoát, lãng phí.

4.1.1.4. Phương hướng hoàn thiện công tác quyết toán và đánh giá

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đảm bảo cho việc tính toán và đánhgiá thu chi tài chính một cách đầy đủ, khách quan và toàn diện; chú trọng đến căn cứ khoa học của đánh giá, khắc phục tính chung chung, thiếu căn cứ để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính phản ánh đúng hoạt động của từng bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an​ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)