Trung ương
Bệnh viện Nhi Trung ương được thành lập từ năm 1969, sau 49 năm hình thành và phát triển, đến nay đã trở thành một trong 3 bệnh viện hàng đầu trong lĩnh vực Nhi khoa. Bệnh viện gồm 55 khoa, phòng và 01 Viện nghiên cứu. Trong đó phòng Tài chính kế toán có 57 cán bộ (08 thạc sỹ, 43 đại học, 01 cao đẳng, 05 trung cấp). Quản lý chi thường xuyên NSNN của bệnh viện thực hiện đúng với quy trình của nhà nước. Đây là công việc tất yếu bắt buộc gắn liền với chi ngân sách nhằm tạo ra những khoản chi đúng mục đích sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Công tác quản lý chi thường xuyên của bệnh viện thể hiện qua 3 giai đoạn: Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán.
Cụ thể như sau:
- Lập dự toán:
Một chu trình chi ngân sách được bắt đầu bằng khâu lập dự toán chi. Đây là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài
chính của Bệnh viện, để từ đó xác định các chỉ tiêu chi hàng năm một cách đúng đắn có căn cứ khoa học và thực tiễn. Công tác lập dự toán chi thường xuyên tại Bệnh viện là khâu không thể thiếu được. Vào giữa năm báo cáo phòng Tài chính Kế toán của Bệnh viện tiến hành lập dự toán chi cho năm kế hoạch. Hồ sơ kế hoạch chi thường xuyên bao gồm hai phần chính: Các bảng số liệu và bảng thuyết minh.
- Bảng số liệu: Là các biểu phản ánh số liệu chi của Bệnh viện được sắp xếp theo mục lục NSNN. Biểu số liệu gồm hai phần chính:
+ Biểu tổng hợp chi tiết: Phản ánh khái quát kế hoạch chi.
+ Biểu chi tiết chi: Phản ánh số chi chi tiết, cụ thể theo từng nội dung đã được phản ánh trên biểu tổng hợp.
- Bản thuyết minh bằng lời văn: Được xây dựng kèm các bảng số liệu với nội dung chính như: Khái quát tình hình thực chi năm báo cáo và một số năm trước; Dự kiến những biến động ảnh hưởng đến tình hình chi năm kế hoạch; Các chủ trương, biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện chi năm kế hoạch. Để đảm bảo cho việc lập dự toán chi cho hoạt sự nghiệp tại Bệnh viện có căn cứ khoa học và thực tiễn cần phải quán triệt các yêu cầu sau:
- Lập kế hoạch chi phải dựa vào phương hướng, nhiệm vụ của Bệnh viện trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
- Lập kế hoạch chi phải căn cứ vào kết quả phân tích đánh giá tình hình chi của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo nhằm đảm bảo phân bổ nguồn kinh phí hợp lý, làm cơ sở cho thực hiện và kiểm soát chi thuận lợi.
- Lập kế hoạch chi dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp.
- Chấp hành dự toán:
Chấp hành dự toán là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì về cơ bản mới chỉ
dừng lại trên giấy tờ, nằm trong dự kiến, để trở thành hiện thực hay không là phụ thuộc vào khâu chấp hành. Chấp hành được thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là khâu quyết toán. Sau khi được Bộ Y tế và Bộ tài chính giao kế hoạch ngân sách, Bệnh viện tiến hành sử dụng ngân sách được giao. Quá trình này đảm bảo đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức chi và chi tiết cho từng mục. Sau đó phân bổ cho từng tháng, quý. Việc chi tiết ra từng quý, tháng căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quý, tháng sao cho hiệu quả nhất. Nên công tác chấp hành chi tại bệnh viện Nhi Trung ương trong những năm vừa qua thực hiện tương đối tốt.
- Quyết toán:
Công tác quyết toán chi cho hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện Nhi Trung ương được đánh giá theo các khoản chi sau: Các khoản chi cho con người; Các khoản chi cho sự nghiệp chuyên môn; Các khoản chi cho mua sắm tài sản, sửa chữa tài sản; Các khoản quản lý hành chính.
Vào cuối ngày 30/12 hàng năm, phòng Tài chính kế toán thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo qui định. Đối chiếu số liệu với cơ quan Tài chính và Kho bạc nhà nước để đảm bảo khớp đúng và cân đối về cả tổng số và chi tiết, sau đó tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.