Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so với kế hoạch…và các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện sự khác biệt, những bất cập trong họat động chi NSNN và quản lý chi thường xuyên NSNN. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN. Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích các thực trạng chi NSNN trong bệnh viện qua các năm.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN - BỘ CÔNG AN 3.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện
3.1.1. Tổng quan về Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.
3.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Y học cổ truyền.
Cùng với sự phát triển của xã hội, yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc y tế trong xã hội ngày càng tăng. Trước nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của cán bộ chiến sỹ trong lực lượng Công an tăng cao, đặc biệt là nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp y học cổ truyền, y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại. Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an ra đời và phát triển phù hợp với thực tế khách quan và là xu thế tất yếu trong thời kỳ mà y học hiện đại phát triển rực rỡ nhưng vẫn không giải quyết hết, triệt để những vấn đề tồn tại của y học và không thay thế được y học cổ truyền.
Tiền thân của Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an là Phòng nghiên cứu Chẩn trị Y học dân tộc được Bộ Nội vụ ký Quyết định số 1930/QĐ-BNV ngày 28/6/1986 do lương y Đồng Văn Sòi phụ trách. Ngày 24/12/1996, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục ký Quyết định số 969/QĐ-BNV quy định rõ quyền hạn và tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền, ngày 24/12/1996 trở thành ngày thành lập chính thức của Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an. Sự kiện này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sỹ trong toàn bộ lực lượng Công an nhân dân. Từ đây, Bộ Công an có thêm một Bệnh viện đầu ngành về Y học cổ truyền đảm nhận vai trò chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho ngành Công an và nhân dân.
Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an (Địa chỉ: số 278 Lương Thế Vinh, QuậnThanh Xuân, Thành phố Hà Nội) có tổng diện tích mặt bằng gần
20.000m², rất thuận tiện cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân trong khu vực lân cận đến khám và điều trị bệnh. Bệnh viện là cơ sở đầu ngành về y dược học cổ truyền trong hệ thống Y tế của lực lượng Công an nhân dân, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân, bệnh nhân bảo hiểm, tự nguyện.
Bệnh viện đã có truyền thống 29 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Tiền thân của Bệnh viện là Phòng nghiên cứu chuẩn trị Y học dân tộc trực thuộc Cục Y tế với 20 giường điều trị nội trú và 05 khoa, phòng. Đến nay, Bệnh viện đang từng bước phát triển với quy mô 400 giường điều trị nội trú và 20 khoa, phòng theo Quyết định 5389/QĐ-BCA ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an. Cụ thể qua các năm như sau:
- Năm 1996, Bệnh viện có 05 khoa, phòng với 100 giường nội trú. - Năm 2005, Bệnh viện có 09 khoa, phòng với 200 giường nội trú. - Năm 2010, Bệnh viện có 14 khoa, phòng với 300 giường nội trú. - Năm 2012, Bệnh viện có 18 khoa, phòng với 400 giường nội trú và được Bộ Công an xếp hạng Bệnh viện Hạng I.
- Năm 2016, Bệnh viện có 20 khoa, phòng với trên 400 giường nội trú. Cùng với sự phát triển của Bệnh viện là đội ngũ thầy thuốc tăng lên về cả số lượng lẫn chất lượng, bao gồm các cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, II; được đào tạo trong và ngoài nước. Với phương pháp Đông Tây y kết hợp, không ngừng phát triển nâng cấp quy mô, tổ chức bộ máy, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an còn có những bước tiến vượt bậc trong công tác chuyên môn, đặc biệt là hiện đại hóa Y học cổ truyền Việt Nam. Hiện nay, Bệnh viện đã có đầy đủ các khoa, phòng chức năng cũng như các chuyên khoa về hồi sức tích cực, nội - ngoại, châm cứu, dưỡng sinh, phục hồi chức năng, chuyên khoa lẻ: Răng - Hàm - Mặt, Tai – Mũi - Họng, hỗ trợ điều trị ung thư... Được sự quan tâm
của lãnh đạo của Bộ Công an, trực tiếp là lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bệnh viện đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại, thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến giúp chẩn đoán nhanh với độ chính xác cao hơn như: nội soi tiêu hoá, điện tim, điện não đồ, siêu âm màu, X-quang tăng sáng truyền hình, xét nghiệm huyết học, sinh hóa, nước tiểu, máy đo độ loãng xương, hệ thống vật lý trị liệu đa chức năng, máy kéo dãn cột sống, máy nha khoa đa năng hiện đại, máy điều trị bệnh trĩ, dao mổ laser... kết hợp với các phương pháp điều trị, các bài thuốc quý của Y học cổ truyền cũng đạt hiệu quả cao rất cao.
Song song với hoạt động khám chữa bệnh, công tác bào chế, sản xuất thuốc cũng được bệnh viện quan tâm, đầu tư phát triển. Trung tâm bào chế sản xuất thuốc với dây chuyền hiện đại được Bệnh viện đầu tư đã cung cấp hơn 40 chế phẩm thuốc y học cổ truyền với phương thức và công nghệ hiện đại. Các sản phẩm thuốc y học cổ truyền của Bệnh viện có chất lượng và hiệu quả điều trị hơn hẳn các sản phẩm thông thường hiện nay trên thị trường. Cùng với sự đa dạng trong sản phẩm, những chế phẩm thuốc y học của Bệnh viện đã phục vụ có hiệu quả công tác điều trị của Bệnh viện.
Với phương châm hiện đại hóa Y học cổ truyền trong công tác nghiên cứu, ứng dụng sản xuất thuốc, Bệnh viện đã đầu tư hệ thống dây chuyền chiết xuất dược liệu hiện đại, máy sản xuất thuốc viên hoàn, viên nén, hệ thống máy sắc thuốc, đóng túi tự động... đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.
Bên cạnh công tác khám điều trị, Bệnh viện còn tham gia công tác nghiên cứu Khoa học, là cơ sở thực tập cho sinh viên, học viên các trường liên quan đến y học cổ truyền và thực hiện công tác chỉ đạo các tuyến cho Bệnh xá Công an nhân dân trong toàn quốc. Với phương châm “Lương y như từ mẫu”, Bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón bệnh nhân vào khám và điều trị với thái độ nhã nhặn, lịch sự, cởi mở. Cơ sở vật chất hạ tầng của Bệnh viện ngày càng được hòan thiện và phát triển theo hướng hiện đại hóa. Bên cạnh
đó, Bệnh viện cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ như: quản lý thống kê bệnh tật, thực hiện báo cáo định kỳ, xây dựng trang web, hệ thống vi tính nối mạng cập nhật các văn bản tài liệu pháp luật mới, liên quan.
3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy Bệnh viện
Y học cổ truyền - Bộ Công an.
a. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động.
Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an được quy định tại Quyết định 5389/QĐ-BCA, ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an, cụ thể như sau:
- Khám và chữa bệnh cho các cán bộ chiến sĩ Công an và nhân dân. Tổ chức khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng các phương pháp y học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Tham gia chương trình y tế cộng đồng và khám chữa bệnh tuyến Bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.
- Kế thừa y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và kế thừa các bài thuốc cổ truyền, các cây, con làm thuốc, phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân gian nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ y tế: Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an là cơ sở thực hành cho học viên các trường Đại học, Trung học Y, Dược và Y học cổ truyền. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại về Y học cổ truyền cho các thành viên trong bệnh viện nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn về y học cổ truyền.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Tổ chức thực hiện việc chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến y tế cơ sở cấp dưới.
- Tuyên truyền phòng bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc; tham gia phòng chống các dịch bệnh.
- Hợp tác quốc tế: Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về y học cổ truyền với các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo đúng quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.
- Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc y học cổ truyền theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ chiến sĩ và nhân dân, khám chữa bệnh và điều trị tại Bệnh viện.
- Quản lý tài chính trong bệnh viện được thể hiện bằng 02 nguồn sau: + Nguồn kinh phí thường xuyên: Bệnh viện Y học cổ truyền là Bệnh viện của ngành Công an, do vậy kinh phí sẽ theo định mức và quy định của Bộ Công an. Căn cứ vào dự toán hàng năm Bộ sẽ cấp Ngân sách theo Nghị định 25 của Chính phủ quy định tiền thuốc và tiền hóa chất vật tư tiêu hao; Lương của cán bộ chiến sĩ theo cấp bậc hàm; Kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn theo quy định.
+ Nguồn kinh phí khác bao gồm thu từ nguồn Bảo hiểm y tế, trông giữ xe ô tô, xe máy và từ dịch vụ bán căng tin… Bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh dịch vụ bảo hiểm y tế, kinh phí được trích lại theo quy định 30% trong 30% thu về Bệnh viện được sử dụng 28% còn 02% phải nộp về Bộ. Thực hiện chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ như chi cho mua sắm thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, bảo dưỡng sửa chữa máy móc và cơ sở hạ tầng và chi cho cán bộ chiến sĩ ăn ca theo quy định.
b. Cơ cấu bộ máy Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an.
Sơ đồ 3.1. Ban giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an
Ban giám đốc Bệnh viện gồm 5 đồng chí: 01 Giám đốc và 04 Phó Giám đốc
- Giám đốc Bệnh viện:Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, định hướng xây dựng, phát triển Bệnh viện; Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo; Phụ trách phòng tổ chức hành chính; Chủ tài khoản của Bệnh viện.
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác Hậu cần; Công tác đời sống; Hậu cần - Tài vụ;
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác chuyên môn; Công tác dược và vật tư y tế; Trực tiếp phụ trách khoa Nội, Dược và vật tư y tế;
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác khám chữa bệnh BHYT và dịch vụ;
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác Y vụ, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công tác chỉ đạo tuyến và kế thừa, công tác hợp tác Quốc tế; Trực tiếp phụ trách Kế hoạch Tổng hợp, Điều dưỡng.
Tổng số cán bộ chiến sĩ và công nhân viên là 398 người
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ công an
(Nguồn: Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an)
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI LÂM SÀNG
Khoa Điều trị tích cực
Khoa Khám bệnh
Khoa Ngoại chung – U bướu Khoa Nội I
(Tiêu hóa và tạp bệnh)
Khoa Nội II
(Hô hấp, truyền nhiễm và da liễu)
Khoa Châm cứu phục hồi chức năng
Khoa Nội III
(Tim mạch, rối loạnchuyền hóa)
Khoa chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng
Khoa Dược và bào chế sản xuất thuốc
Khoa chống nhiễm khuẩn Khoa xét nghiệm KHỐI CẬN LÂM SÀNG Phòng Hậu cần Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính - Kế toán KHỐI PHÒNG CHỨC NĂNG
Tổ chức bộ máy và nhân sự phòng Kế toán tổng hợp:
Phòng Kế toán tổng hợp tham mưu cho Ban Giám đốc Bệnh viện về lĩnh vực tài chính, lập kế hoạch dự toán chi và phân bổ kinh phí thường xuyên: sửa chữa trang thiết bị chuyên dụng; tiền lương, các khoản thanh toán các nhân, phụ cấp..; nuôi dưỡng tiền ăn phụ cấp bệnh nhân công an điều trị nội trú, thuốc, mua sắm trang thiết bị y tế chuyên dùng, ... Tiếp nhận kinh phí, giám sát chi tiêu, quản lý quỹ vốn, tổ chức thực hiện chế độ tài chính cho mọi hoạt động của Bệnh viện theo quy định của Nhà nước dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện;
Phòng Kế toán tổng hợp hiện có 22 cán bộ. Cơ cấu tổ chức phòng: Gồm 1 Trưởng phòng (phụ trách chung), 2 Phó Trưởng phòng (trong đó: 1 Phó phòng phụ trách viện phí - BHYT, 1 Phó phòng phụ trách tổ kho, quỹ, xây dựng cơ bản ) và 19 cán bộ trình độ thạc sỹ: 05; cử nhân: 14.
Bảng 3. 1. Tình hình phân công cán bộ quản lý Tài chính tại Bệnh viện.
Đơn vị: Người
STT Phần việc quản lý Chức vụ lượng Số
Trình độ 1 Phụ trách chung Trưởng phòng 01 Thạc sỹ 2 Phụ trách bộ phận kinh phí thường xuyên Phó trưởng phòng 02 Thạc sỹ 3 Kế toán thanh toán Cán bộ 02 Thạc sỹ 4 Kế toán thanh toán qua kho bạc Cán bộ 02 Đại học 5 Kế toán xây dựng Cán bộ 01 Thạc sỹ 6 Kế toán theo dõi công nợ, lương Cán bộ 02 Đại học 7 Kế toán tổng hợp Cán bộ 02 Thạc sỹ 8 Kế toán quản lý kho Cán bộ 07 Đại học 9 Kế toán quản lý TSCĐ Cán bộ 02 Đại học 10 Thủ quỹ Cán bộ 01 Đại học
(Nguồn:Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an)
Nhìn chung, nguồn NSNN cấp hàng năm cho y tế Công an nhân dân tương đối lớn, với cơ cấu và số lượng cán bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi NSNN tại Bệnh viện Y học cổ truyền nói riêng hiện
nay còn mỏng về chuyên môn do phần lớn là cán bộ trẻ mới ra trường không có nhiều kinh nghiệm nên trong quản lý tài chính hiệu quả đạt chưa cao. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí còn hạn hẹp, thời gian ít nên công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được tiến hành thường xuyên, đồng thời.
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an. Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.
Sơ đồ 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN
3.1.2.1. Các yếu tố khách quan
* Yếu tố pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước
Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an sử dụng các văn bản, các quy định quản lý tài chính của nhà nước để làm hành lang pháp lý xây dựng cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN tại đơn vị. Ngoài luật NSNN, các văn
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHÁCH QUAN CHỦ QUAN Chính