Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an​ (Trang 56 - 61)

Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.

Sơ đồ 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN

3.1.2.1. Các yếu tố khách quan

* Yếu tố pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước

Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an sử dụng các văn bản, các quy định quản lý tài chính của nhà nước để làm hành lang pháp lý xây dựng cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN tại đơn vị. Ngoài luật NSNN, các văn

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG KHÁCH QUAN CHỦ QUAN Chính sách và pháp luật của NN Kinh tế- xã hội Con người Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động Mối quan hệ giữa bệnh viện và người bệnh

bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Quản lý chi thường xuyên NSNN của Bệnh viện Y học cổ truyền còn được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công an. Cụ thể: Thông tư số 04/2011/TT-BCA ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ công an hướng dẫn về việc thanh toán công tác phí cho cán bộ chiến sỹ đi công tác trong lực lượng CAND; Thông tư 57/2016/TT-BCA ngày 31/12/2016 Quy định mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân; Thông tư 56/2015/TT-BCA ngày 25/10/2015 Quy định về trang bị điện thoại trong Công an Nhân dân; Thông tư 51/2016/TT-BCA ngày16/12/2016 Quy định chế độ chi tổ chức tập huấn điều lệnh trong CAND; Thông tư 48/2016/TT-BCA ngày 23/11/2016 Quy định tiêu chuẩn định mức ô tô chuyên dùng trong CAND; Hướng dẫn số 04/HD-X16 ngày 22/2/2016 Hướng dẫn mức chi tiêu thưởng của tổ chức Đảng và đơn vị trong Đảng bộ CAND; Hướng dẫn số 69/2012-BCA về việc hướng dẫn của BCA thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; Hướng dẫn số 1389/HD ngày 14/7/2015 hướng dẫn quản lý tài chính trong Công đoàn Công an nhân dân. Nhìn chung hệ thống các văn bản điều chỉnh các nội dung của Luật NSNN được Bộ Tài chính cụ thể hóa bằng các thông tư hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý tài chính tại Bệnh viện. Các văn bản hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện theo yêu cầu, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội từng thời kỳ và qua đó đã xác định nguyên tắc quản lý tài chính tại Bệnh viện.

Vai trò của quản lý Nhà nước về mặt tài chính y tế trong những năm qua chưa phát huy được hiệu quả thực sự. Do mô hình tổ chức y tế liên tục thay đổi dần dẫn đến việc phân bổ tài chính, quản lý tài chính y tế cũng thay đổi qua các đơn vị y tế sang chính quyền. Vai trò của Nhà nước trong quản lý giá dịch vụ y tế chủ yếu chỉ dừng ở mức các cơ quan có thẩm quyền phê

duyệt giá dịch vụ y tế từ nhiều năm trước. Vai trò của quản lý Nhà nước không có hiệu quả cao trong việc kiểm soát giá, sử dụng dịch vụ y tế, định hướng và khuyến khích các loại dịch vụ y tế nào nên phát triển nhằm đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Mặc dù đã có văn bản quy định thực hiện cơ chế khoán chi, song lại chưa có quy định, quy chế rõ ràng cho bệnh viện, đó là quy định về hoá đơn chứng từ phần nộp thuế và phần không phải nộp thuế … do cơ chế quản lý trong suốt thời gian qua đã tạo cho bệnh viện quen với việc được NSNN bao cấp mà chưa chủ động trong việc tự thu chi. Khi chuyển sang cơ chế tài chính mới được tự chủ về tài chính, một mặt tạo tiền đề cho Bệnh viện phát triển nhưng mặt khác cũng đặt cho Bệnh viện nhiều bỡ ngỡ và không ít khó khăn cần giải quyết.

Cơ chế tài chính y tế hiện nay bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ với người dân và cơ sở y tế mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến đội ngũ cán bộ y tế. Hệ thống tài chính y tế chưa tạo động lực làm việc hiệu quả cho đội ngũ cán bộ y tế trên một số khía cạnh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phí y tế và tiền công trực tiếp trả cho nhân viên y tế quá thấp, trong khi tính chất công việc của cán bộ y tế đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực và nguy hiểm rủi ro vì vậy không khuyến khích được nhân viên y tế cống hiến hết mình cho sự nghiệp.

Thứ hai, cơ chế phân bổ tài chính cho cán bộ y tế thực hiện các công việc mang tính chất khác nhau nhưng mang tính bình quân chủ nghĩa, vì vậy không khuyến khích được cán bộ y tế làm việc ở những công việc độc hại, nguy hiểm hoặc những bộ phận, những nơi ít có phụ cấp kèm theo. Cơ chế bất cập này đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực trong những năm gần đây như tình trạng dịch chuyển cán bộ y tế từ vùng nông thôn ra thành thị; tuyến dưới lên tuyến trên hoặc từ ngành này sang ngành khác.

* Tình hình kinh tế - xã hội

Khó khăn về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu tăng chi NSNN cho ngành y tế. Tốc độ tăng chi NSNN cho y tế trong ba năm gần đây sụt giảm rõ rệt do ảnh hưởng chung từ những khó khăn kinh tế và chính sách thắt chặt tài khoản theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (2011) của Chính phủ. Với chi tiêu cho y tế chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi, NSNN không đủ để thực hiện có hiệu quả một số chức năng công cộng quan trọng trong lĩnh vực y tế như thanh tra, kiểm tra, thống kê y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe.

3.1.2.2. Các yếu tố chủ quan

* Nhân tố con người (Ban lãnh đạo Bệnh viện và cán bộ chuyên môn làm công tác Tài chính kế tóan).

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của các bệnh viện công lập là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế tóan. Người làm công tác quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng. Đặc biệt dưới sự điều hành chỉ đạo của Thiếu tướng, TS. Thầy thuốc ưu tú. Phạm Bá Tuyến - Giám đốc bệnh viện và 04 phó giám đốc, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, Bệnh viện đang ngày một phát triển. Bên cạnh đó là đội ngũ làm công tác tài chính kế toán (gồm 22 cán bộ) được đào tạo chính quy, có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức và trung thực là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính của Bệnh viện đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định của nhà nước về tài chính đồng thời đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác quản lý tài chính

ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại Bệnh viện.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực Bệnh viện vẫn tồn tại một số hạn chế như nguồn nhân lực của Bệnh viện Y học cổ truyền thiếu cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Do thiếu nguồn nhân lực nên mỗi cán bộ nhân viên. Bệnh viện Y học cổ truyền phải đảm đương nhiều ca, kíp trực. Chế độ lương thưởng cho người lao động còn nhiều hạn chế do chế độ bao cấp của ngành công an, thu nhập dựa chủ yếu từ lương được phân bổ từ nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN.

* Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của hệ thống bệnh viện công lập. Hiện nay đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao. Người dân có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ của bản thân. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đòi hỏi các bệnh viện công lập phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế. Điều này đặt hoạt động cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ của bệnh viện công lập trước những thử thách mới. Do vậy, việc xác định mô hình tổ chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện công lập sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện hoạt động quản lý tài chính tốt.

* Mối quan hệ giữa bệnh viện công lập với người bệnh

Trong cơ chế mới hiện nay, việc thiết lập mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là vô cùng quan trọng. Một bệnh viện uy tín không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ, bác sỹ có chuyên môn giỏi mà đòi hỏi cả thái độ phục vụ bệnh nhân tốt. Giữ được quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện công lập, đồng thời giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện công lập trong tương lai.

* Bên cạnh đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi thường xuyên NSNN Bệnh viện đã mạnh dạn áp dụng công nghệ tin học vào trong quản lý tài chính. Áp dụng và nâng cấp nhiều phần mềm vào quản lý viện phí cả nội, ngoại trú và quản lý cấp phát vật tư y tế, thuốc và các loại công cụ dụng cụ phục vụ công tác chuyên môn, tránh tình trạng thất thoát nguồn kinh phí cấp. Hiện Bệnh viện đã đưa vào triển khai hệ thống thanh toán nối mạng nội bộ để tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Xây dựng hệ thống định mức và tiêu chuẩn chế độ quản lý chi tiêu nội bộ hợp lý. Thực hiện đúng quy định về quản lý khám chữa bệnh, phát thuốc cho cán bộ chiến sỹ theo đúng quy định của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an​ (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)