Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an​ (Trang 84 - 87)

Một là, Cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Một số cơ chế chính sách còn chậm sửa đổi, bổ sung tạo ra sự không đồng bộ trong quá trình thực hiện quản lý tài chính mới. Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Đến ngày 16/02/2016, Chính phủ mới ban hành Thông tư số 23/2016/TTBTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và ngày 30 tháng 08 năm2017 Chính Phủ tiếp tục ban hành Thông tư 90/2017/TT- BTC quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Không thể phủ nhận tính tích cực của Nghị định 16/2015/NĐ-CP trong việc tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi cho các đơn vị sự nghiệp phát huy tối đa quyền tự chủ, quyền tự chịu trách nhiệm nhằm phát

triển đơn vị, tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Tuy nhiên Nghị định 16/2015/NĐ-CP khi áp dụng vào thực tế lại không phù hợp. Điển hình là tính tự chủ của các cơ sở y tế về giá đầu ra của sản phẩm dịch vụ y tế đã bị giới hạn bởi khung giá viện phí lạc hậu theo quy định của chính sách thu hồi một phần viện phí. Các cơ sở y tế không được xác định giá thu viện phí trên cơ sở hạch toán thu chi. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định16/2015/NĐ- CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng đã tác động tới quản lý tài chính tại Bệnh viện. Tình hình kinh tế biến động, lạm phát tăng dẫn đến một số định mức chi thường xuyên không còn phù hợp. Việc cắt giảm chi tiêu công để giảm thâm hụt NSNN đã gây ảnh hưởng lớn đến quản lý chi thường xuyên NSNN. Các khoản chi ngày càng nhiều, trong khi đó lạm phát gia tăng, nguồn ngân sách bị cắt giảm dẫn đến việc đầu tư bị cắt giảm.

Ba là, Bệnh viện chưa thực sự chú ý đến chiến lược phát triển và các kế hoạch dài hạn, chủ yếu vẫn là các kế hoạch ngắn hạn. Bệnh viện chưa xây dựng các mục tiêu chiến lược; chưa xác định được chiến lược cạnh tranh và hợp tác cơ bản trong quá trình phát triển. Vì vậy một số chính sách, biện pháp về tài chính để thực hiện mục tiêu quản lý đã đề ra chưa thật phù hợp với thực tế, thiếu thống nhất về định hướng.

Bốn là, Mối quan hệ giữa các bộ phận trong quản lý tài chính của Bệnh viện còn chưa thống nhất từ khâu lập kế hoạch phân phối, cấp phát và kiểm tra quyết toán tài chính. Các bộ phận quản lý làm việc chủ yếu dựa vào kết quả thực hiện của năm trước để lên kế hoạch cấp phát, ít có sự trao đổi. Đặc

biệt là chưa có hệ thống tiêu chuẩn cũng như phương pháp để đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn chi tiêu trong Bệnh viện.

Năm là, Quy chế chi tiêu nội bộ được ban hành là căn cứ cho việc kiểm soát chi. Tuy nhiên, quy chế cũng chưa tính toán hết được các tình huống xảy ra; một số khoản chi tiêu chưa được xây dựng định mức nên cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ pháp lý và là cơ sở kiểm soát chi tài chính của Bệnh viện.

Sáu là, Hàng năm kinh phí cấp cho đào tạo còn thấp và thiếu, chủ chương của Bệnh viện ưu tiên cho đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các y bác sỹ nhằm đáp ứng các kỹ thuật y tế tiến tiến hiện đại. Do đó công tác tài chính chưa được chú trọng đúng mức, đội ngũ cán bộ tài chính chưa được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Công tác đào tạo nguồn nhân lực còn gặp nhiều khó khăn do kinh phí cho đào tạo cán bộ quản lý tài chính chưa được quan tâm. Cán bộ làm công tác quản lý tài chính không được tham gia các khóa đào tạo, trong một thời gian dài cán bộ làm công tác quản lý tài chính không được duyệt chỉ tiêu đi học trong khi đó số lượng y tá và bác sỹ được đi học theo chỉ tiêu là 20-25 suất/năm. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý tài chính chưa được trú trọng và quan tâm đúng mức.

Bảy là, Tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin còn rời rạc, thiếu sự liên kết giữa các bộ phận, mỗi bộ phận sử dụng một phần mềm khác nhau. Từ đó gây lãng phí trong đầu tư xây dựng phần mềm cũng như lãng phí thời gian lao động.

Tám là, việc thực hiện các hoạt động quản lý chi thường xuyên như dự toán, thanh tra, kiểm tra vẫn còn chưa thực sự nghiêm túc và hiệu quả.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRYỀN

- BỘ CÔNG AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại bệnh viện y học cổ truyền bộ công an​ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)