xuyên NSNN tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là một khâu, bộ phận của quá trình hoạt động này. Quản lý mà không kiểm tra, kiểm soát thì quản lý không có tác dụng. Hoạt động quản lý tài chính nhất là quản lý tài chính theo hướng tự chủ, kiểm tra, kiểm soát thanh tra càng quan trọng và thiết thực. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện ra sai sót, sai lệch để có biện pháp khắc phục, giúp lãnh đạo kiểm soát được quá trình thu, chi của đơn vị. Biện pháp quản lý không thể thiếu nhất là trong quản lý tài chính.
Việc thanh tra kiểm tra của Bệnh viện chủ yếu do phòng Tài chính kế toán thực hiện phối hợp với các phòng chức năng liên quan để kiểm tra nội bộ cơ quan. Công khai tài chính cũng là một hình thức thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, việc công khai tài chính và lấy ý kiến phản hồi của cán bộ, nhân viên trong Bệnh viện cũng là một hình thức kiểm tra hiệu quả. Ngoài ra, Bệnh viện còn chịu sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên của Kho bạc Nhà nước, Cục
Quản trị (H51) - Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật Bộ Công an và Cục Kế hoạch – Tài chính BCA (V22)...
Kho bạc nhà nước là nơi kiểm tra, kiểm soát quản lý các hoạt động chi NSNN thanh toán qua kho bạc. Ngoài ra, công tác kiểm tra tài chính của Bệnh viện được thực hiện theo hướng dự phòng, phát huy các nhân tố tích cực, ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm về chức năng và nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức chấp hành quy định, quy chế chuyên môn cũng như quy định về quản lý tài chính trong Bệnh viện. Chủ thể kiểm tra nội bộ gồm Ban Giám đốc, Phòng Tài chính- Kế toán và các cán bộ phụ trách bộ phận có liên quan. Các chủ thể kiểm tra bên ngoài như: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán BCA, Cục tài chính Bộ Công an, Cục quản trị Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật BCA , Cục Y tế - BCA .
Công cụ kiểm tra tài chính gồm: Văn bản chính sách liên quan đến quản lí sử dụng nguồn NSNN; Kế hoạch triển khai các văn bản đó; Biên bản kiểm toán; Sổ sách tài chính kế toán; Phỏng vấn một số người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện về các chế độ chính sách được hưởng.
Các hình thức kiểm tra tài chính đang được áp dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an bao gồm:
- Kiểm tra thường xuyên trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch tài chính. Đây chính là hình thức kiểm tra theo dõi hàng ngày việc thực hiện chi theo kế hoạch tài chính của Bệnh viện. Các bộ phận quản lý tài chính hàng tháng, báo cáo số dự toán đã thực hiện và số dự toán còn lại. Trường hợp mục chi bị vượt so với dự toán được giao ban đầu, các bộ phận chuyên môn có trách nhiệm giải trình và đề xuất điều chỉnh dự toán phân bổ phù hợp với tình hình thực tế.
- Kiểm tra định kì quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, gồm kiểm tra các hoạt động chi, kiểm tra kết cấu tài chính, việc sử dụng nguồn NSNN cấp.
Kiểm tra định kỳ được tiến hành theo kế hoạch định trước, căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng cho từng tháng, qúy để tiến hành thanh tra thực hiện chi thường xuyên NSNN.
- Kiểm tra đột xuất: Được tiến hành khi có “vấn đề” hoặc có đơn thư khiếu nại tố cáo.
Trong ba hình thức trên, Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ Công an lấy việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch làm hoạt động chính để đánh giá thực chất hoạt động quản lý tài chính, thấy được các ưu, khuyết điểm một cách khách quan, từ đó mới đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm củng cố hế thống quản lý các lĩnh vực hoạt động trong Bệnh viện nói chung và lĩnh vực quản lý chi NSNN nói riêng.
Những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra quản lý tài chính tại Bệnh viện được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, chặt chẽ. Cụ thể như sau:
- Hàng năm, Bệnh viện thường có đoàn thanh tra của Bộ gồm Cục Tài chính, Cục Quản trị thực hiện thanh tra toàn bộ hoạt động quản lý tài chính trong lĩnh vực hoạt động sự nghiệp có thu. Công tác quản lý sử dụng thuốc và các thiết bị y tế luôn được các đoàn thực hiện trong những cuộc kiểm tra.
- Trong khoảng những năm gần đây, Cục Kiểm soát đặc biệt của Bộ thực hiện việc thanh tra toàn bộ về công tác quản lý Tài chính của Bệnh viện gồm: Kiểm toán công tác quản lý tài chính và tài sản; Kiểm toán tổng hợp xây dựng cơ bản.
- Kiểm soát của Kho bạc: Hàng năm Kho bạc thực hiện công tác kiểm soát chứng từ, kiểm tra thực tế hạng mục xây dựng cơ bản tại Bệnh viện.
- Công tác tự kiểm tra được Bệnh viện tổ chức thường xuyên đảm bảo đúng quy định của Bộ Tài chính, Bộ Công an về tổ chức thực hiện tự kiểm tra tài chính.
Thực tế công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện còn tồn tại những điểm hạn chế như sau:
- Còn để sót trong đối chiếu, xử lý công nợ. - Sử dụng tiền mặt vượt quy định.
- Phân loại công nợ chưa rõ. - Phản ánh thu, chi chưa kịp thời. - Kéo dài thanh quyết toán các dự án.
Tóm lại, Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đã chấp hành đúng quy định; tuy nhiên, những tồn tại trong quản lý tại Bệnh viện chưa được xử lý, khắc phục kịp thời, triệt để, một số khâu trong quản lý còn rườm rà, cứng nhắc dẫn đến vượt chi NSNN so với dự toán đề ra.