cơ sở y tế công lập
1.2.4.1. Yếu tố khách quan
- Chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Trong thời kỳ bao cấp, nhà nước thực hiện chính sách khám chữa bệnh không mất tiền, vì thế mặc dù mức độ chi cho sự nghiệp y tế lớn nhưng vẫn không có hiệu quả. Với xu hướng hiện nay là giảm bớt các khoản chi mang tính bao cấp, thực hiện chi có trọng tâm, trọng điểm và thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế, bởi vậy cơ cấu và nội dung chi cho sự nghiệp y tế cũng có nhiều thay đổi. Chế độ, chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế.
Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, các đơn vị y tế được quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị mình. Chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho phép các đơn vị y tế được sử dụng nguồn tài chính
linh hoạt, đáp ứng hoạt động chuyên môn theo đúng quy định của pháp luật. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để đưa ra được các dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội;
- Điều kiện Kinh tế - xã hội.
Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm được thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân thấp thì một điều tất yếu là mức độ chi cho các hoạt động thường xuyên của NSNN sẽ thấp. Trong khí đó, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn, nguồn tài chính đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu lại bị hạn chế dẫn tới nguồn tài chính cung cấp cho y tế cũng bị hạn chế. Ngược lại, khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, NSNN lớn thì nguồn kinh phí dành cho sự nghiệp y tế sẽ cao hơn. Nguồn lực tài chính tập trung trong tay Nhà nước, hình thành nên NSNN thì nguồn lực sẽ được phân phối cho các lĩnh vực. Tùy vào từng thời điểm mà khoản chi nào đó có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp trong cơ cấu chi của NSNN. Trên thực tế, với nguồn tài chính nhất định nếu tăng chi quá cho lĩnh vực này thì sẽ giảm chi cho lĩnh vực khác. Do đó, tùy thuộc tình hình thực tế và thực trạng của từng lĩnh vực mà nhà nước sẽ phân bổ ngân sách hợp lý cho lĩnh vực đó.
1.2.4.2. Yếu tố chủ quan a. Yếu tố con người.
Con người là nhân tố trung tâm và quyết định sự thành công của bệnh viện. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ con người nên yếu tố nhân lực lại càng quan trọng. Nó đòi hỏi đội ngũ y bác sĩ, nhân viên phải vừa có y đức vừa có chuyên môn vững vàng. Trong đội ngũ nhân lực của bệnh viện thì ban lãnh đạo, cán bộ quản lý
mà trực tiếp là bộ phận quản lý tài chính là những người đưa ra các quyết định tài chính, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của bệnh viện nói chung. Với đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính của bệnh viện đi vào nền nếp và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện.
b. Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.
Mô hình tổ chức và chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính cũng như quản lý chi thường xuyên của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý chi thường xuyên của bệnh viện công hướng tới là tính hiệu quả và tính công bằng. Tính hiệu quả ở đây là đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bệnh viện đặt ra với kết quả cao nhất và chi phí thấp nhất. Tính công bằng nghĩa là cung cấp dịch vụ y tế đồng đều cho tất cả người dân khi ốm đau với chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là trọng tâm.
Ngày nay do nền kinh tế phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Khi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tăng đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư, mua sắm trang thiết bị phương tiện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân lực. Điều này đặt hoạt động quản lý chi thường xuyên của bệnh viện trước thách thức mới trong khi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện công hiện nay còn hạn chế. Tuy nhiên nếu xác định được quy mô phát triển của bệnh viện phù hợp và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh sẽ tạo cơ sở tiền đề để tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính cho bệnh viện.
c) Mối quan hệ giữa bệnh viện và người bệnh.
Trước đây, mối quan hệ này là của người phục vụ với người được phục vụ theo sự phân công có tổ chức của bộ máy Nhà nước. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân không có quan hệ kinh tế. Nhưng trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa bệnh viện công lập và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện công lập, đồng thời giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện công lập trong tương lai.
d) Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện
Phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện quyết định trực tiếp hoạt động tài chính cũng như quản lý chi thường xuyên của bệnh viện. Do đó, bệnh viện phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp hơn. Mục tiêu chung mà quản lý chi thường xuyên của bệnh viện phải hướng đến là tính hiệu quả và tính công bằng. Do đó, nó đòi hỏi phải xem xét thận trọng các quyết định đầu tư, mua sắm và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, phương pháp phân bổ và sử dụng các nguồn lực, hệ thống kiểm soát chi tiêu và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Thực hiện tính công bằng trong điều kiện nguồn NSNN cũng như các nguồn lực khác của bệnh viện còn rất hạn chế cũng là một thách thức lớn đối với quản lý chi thường xuyên của bệnh viện công. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng lên trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập và toàn cầu hóa, phần lớn các bệnh viện công ở nước ta đểu xây dựng chiến lược phát triển của mình theo hướng tăng trưởng, đầu tư tài chính cả về chiều rộng và chiều sâu.