Một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng là sự yếu kém trong việc phối hợp giữa các phòng ban, các bộ phận với nhau. Sự
phối hợp chưa tốt giữa các đơn vị và thậm chí là thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật về quản lý NSNN tại các đơn vị khám chữa bệnh của bệnh viện, điều này dẫn đến tình trạng nguồn NSNN cho các bộ phận khám chữa bệnh chưa thực sự sát với tình hình và nhu cầu khám chữa bệnh tại bộ phận đó.
Vì vậy, để tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, bệnh viện cần chủ động hướng dẫn các đơn vị lập dự toán chi NSNN đảm bảo tổng mức chi NSNN cho các đơn vị đạt 90% so với tổng chi NSNN năm kế hoạch; thực hiện đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên, nghiệm thu kịp thời sản phẩm để trình cấp có thầm quyền phê duyệt, bàn giao và đưa vào lưu trữ.
Tích cực phối hợp với Sở y tế trong thẩm định và cân đối phương án dự toán; sử dụng kết quả tổng hợp dự toán của sở y tế để làm căn cứ cân đối trong tổng chi của bệnh viện;
Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả thanh kiểm tra chi thường xuyên NSNN, đảm bảo kết quả thanh kiểm tra được chính xác và nhanh chóng nhất. Nội bộ bệnh viện cần xây dựng cơ chế phối hợp và phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình thanh kiểm tra chi thường xuyên NSNN. Cần đưa ra hệ thống quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận thanh kiểm tra nội bộ, hệ thống quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị, bộ phận được thanh kiểm tra nhằm giúp quá trình thanh kiểm tra được hiệu quả nhất. Thiết lập hệ thống thông tin và trao đổi thông tin giữa các phòng ban trong bệnh viện nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm của người quản lý và xử phạt nghiêm minh những vi phạm trong quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện.
KẾT LUẬN
Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an với truyền thống 29 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển đã tạo được vị thế của mình trong nền y học cổ truyền Việt Nam.
Chi thường xuyên NSNN tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an trong nhiều năm qua được thực hiện theo đúng quy trình: Lập dự toán, Thực hiện dự toán, Quyết toán và Thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Bệnh viện cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như: trong việc lập kế hoạch chi, thực hiện dự toán thu chi, xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ, công tác kiểm tra đánh giá...
Trên cơ sở những hạn chế và tồn tại, Luận văn đã đưa ra các biện pháp để khắc phục tồn tại đó, cụ thể là: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi thường xuyên NSNN; Hoàn thiện tổ chức thực hiện dự toán thu chi; Nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác tài chính kế toán; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá; Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ hợp lý; Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Bạch Mai, 2015. Báo cáo Một số kinh nghiệm triển khai Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
2. Bệnh viện đa khoa Hà Đông, 2015. Báo cáo Nhìn lại 5 năm triển khai Nghị Định 43/2006/NĐ-CP tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Tài chính ban hành ngày09 tháng 08 năm 2006.
4. Bộ Tài chính, 2002. Hỏi đáp về cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu, Công ty in Tài chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 113/2007/TT-BTC Sửa đổi bổ sungThông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2007, ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2007.
6. Bộ Y tế và Bộ Tài chính, 2015. Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC Thông tư liên tịch Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, Liên Bộ Y tế - Tài chính ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2015.
7. Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chínhđối với đơn vị sự nghiệp công lập, ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2006. 8. Chính phủ, 2012. Nghị định 10/2002/NĐ-CP quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có bệnh viện, ban hànhngày 16 tháng 01 năm 2012.
9. Chính phủ, 2012. Nghị định 85/2012/NĐ-CP về cơ chế hoạt động, cơchế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụkhám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2012.
10. Chính phủ, 2015. Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ củađơn vị nghiệp công lập, ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.
11. Nhóm tác giả trường Đại học Y Hà Nội, 2009. Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Y Hà Nội.
12. Philip E.Taylor, 1961. Kinh tế tài chính công, (bản dịch của trường ĐH kinh tế TP Hồ Chí Minh).
13. Quốc hội, 2000. Luật Ngân sách Nhà nước. 14. Quốc hội, 2015. Luật Ngân sách Nhà nước.
15. Quốc hội, 2002. Luật số 01/2002/QH11 Về ngân sách nhà nước, ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2002.
16. Hà Văn Sơn, 2004. Giáo trình Lý thuyết Thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
17. Lê Ngọc Trọng và cộng sự, 2001. Quản lý bệnh viện. Hà Nội: Nhà xuất bản y học.
18. Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế, 2014. Đánh giá tác động ban đầu của việc thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đối với cung ứng