nước tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Kế hoạch chi theo mục lục chi ngân sách:
- Ưu tiên đảm bảo các khoản chi bắt buộc về: Lương, phụ cấp được duyệt và chế độ quy định; Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên máy móc trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh; Chi điện, nước, vệ sinh, xăng dầu, điện thoại....lý trên nguyên tắc dự toán ở mức triệt để tiết kiệm khoản chi và có quy chế quản lý chặt chẽ về việc sử dụng;
- Dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định xây dựng phải dựa trên định hướng, kế hoạch hoạt động chuyên môn ngắn hạn và dài hạn của Bệnh viện; Tổ chức thực hiện kế hoạch chi kinh phí thường xuyên của Bệnh viện
- Bệnh viện cần có chính sách hợp lý với đội ngũ giáo sư, bác sĩ, chuyên gia là những lao động có trình độ chuyên môn cao. Có khen thưởng cho cán bộ nhân viên khi hoàn thành tốt công việc được giao. Có như vậy mới phát huy được nhân tố con người, giảm tình trạng tiêu cực và nâng cao uy tín của Bệnh viện là những yếu tố cần thiết để hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Xác định những nhu cầu chi thường xuyên khác, cân đối kinh phí dành cho dự toán chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định.
- Nâng cao chất lượng dự báo và phối hợp các hoạt động để thực hiện kế hoạch hiệu quả.
Bệnh viện cần khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế. Sử dụng công nghệ đúng mục đích, đúng chức năng, tránh tình
trạng mua mà không sử dụng vì thiếu đồng bộ hoặc sử dụng không hết công suất gây lãng phí NSNN.
Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ
Định mức chi NSNN là căn cứ để lập kế hoạch và là cơ sở để đơn vị tiến hành thực hiện công tác kiểm tra, kiểm sát tài chính trong năm. Xây dựng quy chế hợp lý ngay từ đầu năm thì công tác tài chính của đơn vị có hiệu quả cao cho hoạt động cả năm. Mỗi khoản chi ngân sách của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong Bệnh viện. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Thứ hai, cân đối giữa khả năng và nhu cầu để quyết định định mức chi cho cho phù hợp. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của Nhà nước thay đổi...
Thứ ba, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
Thứ tư, Bệnh viện cần có kế hoạch tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính đáp ứng được các hoạt động của Bệnh viện.
Thứ năm, thực hiện khoán một số khoản chi nghiệp vụ tại một số khoa phòng, đặc biệt là khoán vật tư y tế khi khám và điều trị để đảm bảo việc sử dụng vật tư y tế tiết kiệm hiệu quả, không vượt mức đã phân bổ.
Thứ sáu, đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Bệnh viện phải thường xuyên đối chiếu các khoản chi này đồng thời hạn chế các khoản chi không có trong kế hoạch từ đầu năm.
Thứ bảy, rà soát để chuẩn hóa công tác quản lý xuất, nhập, xét duyệt thuốc, vậy tư y tế tiêu hao, hóa chất và dụng cụ kỹ thuật nhằm đảm bảo đúng chế độ theo danh mục đã được ban hành.