Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý điều hành thu chi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 95)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý điều hành thu chi ngân

gì? Làm thế nào để cho mọi ngƣời dân trong xã có thể hiểu và nhất trí với mục đích của từng khoản thu…).

Định kỳ nên tổ chức tổng kết, khen thƣởng động viên kịp thời những tổ chức cá nhân thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách.. Tăng cƣờng đối thoại với nhân dân và cán bộ, tuyên truyền chế độ và các thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời vƣớng mắc trong quá trình thực hiện quản lý ngân sách.

4.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý điều hành thu chi ngân sách xã sách xã

Ngân sách xã là một bộ phận của NSNN do UBND xã xây dựng, quản lý và HĐND xã quyết định, giám sát. Vì vậy, việc quản lý ngân sách xã phải đƣợc xây dựng, thực hiện theo đúng luật NSNN, không đƣợc tùy tiện đặt ra các quy định thu, chi trái với quy định của pháp luật hoặc lập quỹ ngoài NSX, chi ngoài kế hoạch.

Đẩy mạnh cải cách hành chính - hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách tại xã. Thƣờng xuyên đánh giá lại quy trình, thủ tục về thuế để đề xuất, kiến nghị nhà nƣớc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, tránh gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân trong quản lý ngân sách tại xã.

Hiện nay tại xã trên địa bàn huyện có cán bộ, nhƣng việc phân công công việc còn có sự chồng chéo thiếu sự phối kết hợp giữa các bộ phận. Ví dụ với khoản thu lệ phí trƣớc bạ nhà đất thì không chỉ cần có bộ phận thuế làm việc mà phải có cả các bộ phận liên quan khác nhƣ địa chính, quản lý xây dựng phối kết hợp, các thủ tục trong công tác quản lý ngân sách còn rƣờm ra, gây khó chịu cho cán bộ và nhân dân trong xã.

Do đó cần xây dựng bộ máy hành chính quản lý ngân sách xã tinh giản, hiệu quả. Phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, đơn vị nhằm thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý ngân sách.

4.2.3. Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức và trình độ của các cán bộ chuyên môn

Cán bộ quản lý ngân sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả quản lý ngân sách. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của các cán bộ này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng trên địa bàn huyện Tân Uyên Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay tại huyện Tân Uyên, trong thời gian tới cần có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý ngân sách nhằm đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý thu, chi ngân sách địa phƣơng. Có kế hoạch cụ thể tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ quản lý kinh tế, tài chính cho đội ngũ cán bộ xã nói chung và cán bộ tài chính xã nói riêng nhất là kế toán ngân sách xã. Trƣớc mắt cần đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ xã chƣa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn. Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý ngân sách.

Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp với việc thực hiện quản lý ngân sách.

Tăng cƣờng tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hƣớng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, khai thác và sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.

Nhà nƣớc cần có sự chuẩn hóa về cán bộ xã, hiện nay kế toán ngân sách xã là một chức danh do tỉnh Lai Châu quản lý nhất thiết phải qua đào tạo, có trình độ chuyên môn về kế toán từ Cao đẳng trở lên, nên thực hiện chế độ bổ nhiệm do Uỷ ban nhân dân Tỉnh và cơ quan tài chính quyết định.

Thực trạng cán bộ làm công tác quản lý ngân sách tại huyện Tân Uyên tuy đủ về số lƣợng nhƣng còn yếu về chất lƣợng. Hầu hết lực lƣợng cán bộ trên mới có trình độ đào tạo cao đẳng và đào tạo không đúng chuyên ngành, một số chức vụ lãnh đạo của xã còn có trình độ sơ cấp.

Sự phát triển kinh tế nhiều thành phần đang có xu hƣớng gia tăng và phát triển mạnh mẽ dẫn tới nguồn thu của ngân sách xã ngày càng phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, đối với cơ cấu chính quyền xã thì Chủ tịch UBND xã ngoài những tiêu chuẩn của một cán bộ quản lý hành chính pháp luật cần phải có sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính. Bộ máy quản lý ngân sách phải đƣợc củng cố và thực hiện theo chuyên trách, đƣợc đào tạo chuyên môn theo biên chế phục vụ lâu dài. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục nghiệp vụ chuyên môn còn phải tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến về pháp luật khác nhƣ pháp luật thuế,…

Đối với tổ chức thực thi công tác thu Ngân sách,cần phải củng cố thêm về bộ máy tổ chức cả về số lƣợng và chất lƣợng của đội chống thất thu thuế. Với mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là cán bộ thuế sẽ không trực tiếp thu mà các đơn vị nộp thuế phải tự tính, tự kê khai và nộp thuế thì tất yếu cần có sự quan tâm hơn nữa từ các cơ quan, ban ngành liên quan để thực hiện chỉ đạo, giám sát kiểm tra chặt chẽ nhằm tăng cƣờng hiệu quả thu ngân sách.

Theo ý kiến góp ý của một số chuyên gia trong ngành cần cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nƣớc ở chính quyền cấp xã cần hoàn thiện theo hƣớng đủ số lƣợng phù hợp với khối lƣợng công việc, nâng cao trình độ cán bộ thích ứng với sự vận động của nền kinh tế xã hội trên địa bàn. Ban Tài chính xã và đội thuế cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, tránh sự chồng chéo trong quản lý.

4.2.4. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang lại những kết quả to lớn trên nhiều lĩnh vực, đối với công tác quản lý ngân sách việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý ngân sách là yêu cầu khách quan và cấp bách, điều này sẽ giúp chuyển quản lý ngân sách theo dạng thủ công sang phƣơng pháp quản lý hiện đại.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính tại UBND huyện Tân Uyên để nâng cao hiệu quả tham mƣu điều hành ngân sách địa phƣơng. Hiện nay Ban Tài chính xã đã triển khai phần mềm quản lý ngân sách xã, tuy nhiên việc áp dụng phần mềm này vào thực tế quản lý ngân sách xã còn ít, chủ yếu vẫn làm thủ công bằng công cụ Excel.

Tăng cƣờng tiến hành thực hiện kê khai nộp thuế điện tử, hệ thống hoá cơ sở dữ liệu về ngƣời nộp thuế trên phần mềm của Chi cục thuế,… đơn giản hoá thủ tục hành chính của ngƣời nộp thuế.

Kết nối mạng tin học giữa Ban Tài chính xã với cơ quan thuế và cơ quan tài chính cấp trên, KBNN tỉnh để khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý thuế, công tác đối chiếu, kiểm tra số liệu hàng ngày, hàng tháng, hàng quý.

4.2.5. Triển khai kiểm tra giám sát công tác quản lý ngân sách thường xuyên liên tục

Hoàn thiện mối quan hệ phối họp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra ngân sách từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, tức là kiểm tra trƣớc, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau.

Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi ngân sách do Ban Tài chính xã thực hiện về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó, đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hƣớng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan giải quyết. Cải tiến kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành ngân sách.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Uyên và Kho bạc Nhà nƣớc thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu theo tiến trình chấp hành Ngân sách về chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ,… đặc biệt là hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, tránh để xảy ra tình trnag chi sai nguồn ngân sách trong nhữung năm 2010, 2011 gây ảnh hƣởng đến cả chính quyền cấp xã.

Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán ngân sách phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong quản lý thu, chi ngân sách.

Áp dụng các hình thức kiểm tra linh hoạt và hiệu quả Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tƣợng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hƣởng ngân sách. Do phần lớn các sai phạm về tài chính là do quần chúng phát hiện hoặc từ nội bộ các đơn vị mà có, nên cần thu thập nguồn thông tin từ quần chúng để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra.

Trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đúng chính sách quyđịnh, tránh lạm dụng chức quyền để tiêu cực. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phƣơng án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho việc quản lý ngân sách tại xã. Cần xác định có chọn lọc đối tƣợng thanh tra, kiểm tra.

Trong quá trình thực hiện quản lý ngân sách xã qua kho bạc nhà nƣớc, phải thƣờng xuyên đối chiếu, đảm bảo số liệu của kế toán ngân sách xã với kế toán kho bạc nhà nƣớc thƣờng xuyên khớp đúng.

Phòng tài chính kế hoạch và các cơ quan chức năng thƣờng xuyên kiểm tra thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra ngân sách tại xã, từ đó uốn nắn, xử lý các sai sót vi phạm.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thông tin và phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tƣợng có hành vi gian lận thuế dƣới mọi hình thức. Tập trung thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp, hộ có tình trạng thất thu lớn, các doanh nghiệp có dấu hiệu sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền thuế và trốn thuế, tổ chức giám sát chặt chẽ việc đăng ký thuế, kê khai thuế, tình hình nộp thuế trên địa bàn để có những biện pháp kịp thời đôn đốc, xử lý mọi vi phạm pháp luật, đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh, các khoản thuế nợ đọng vào ngân sách,…

4.2.6. Đổi mới quy trình quản lý ngân sách theo hướng tích cực

4.2.6.1. Hoàn thiện quy trình lập dự toán ngân sách

Quy trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán Ngân sách. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu

then chốt là: Khâu hƣớng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hƣởng ngân sách và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hƣởng ngân sách gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị thụ hƣởng để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán Xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự tóan chi ngân sách cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

Đổi mới về quyết định dự toán ngân sách: Quyết định dự toán chi ngân sách phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã đƣợc xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi đƣợc duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng. Khâu xét duyệt dự toán giữa Ban Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hƣởng ngân sách, Ban Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách xã sẽ thông qua UBND và trình HĐND xã quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt đƣợc hợp lý hơn.

4.2.6.2. Hoàn thiện quá trình chấp hành ngân sách a. Đối với chi đầu tư phát triển

Cần xác định các khâu quan trọng nhƣ: Tiêu chuẩn đƣợc tham gia đấu thầu, đấu thầu công khai, mở rộng đối tƣợng giám sát tiến độ, chất lƣợng thi công, công khai tiêu chuẩn nền móng, vật tƣ tại công trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải đƣợc kiểm tra chéo, đảm bảo tính khách quan.

Cần cụ thể hóa dự toán ngân sách đƣợc duyệt có chia ra từng quý, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo với tình hình thực tế. Vì vậy, việc cụ thể hóa dự toán Ngân sách đƣợc tiến hành theo trình tự nhƣ sau:

+ Dự toán đƣợc duyệt chi đầu tƣ phát triển cả năm có chia ra từng quý, tháng theo tính quy luật của mùa vụ trong năm báo cáo.

+ Xem xét từng dự toán đƣợc duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các quý, tháng cho phù hợp với tình hình thực tế của năm kế hoạch.

+ Hình thành hạn mức chi cho đầu tƣ phát triển để lên kế họach tạm ứng, cấp phát vốn cho chi đầu tƣ phát triển, đảm bảo tiến độ của năm kế họach.

b. Đối với chi thường xuyên

Cần sự kết hợp giữa Ban Tài chính xã với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đảm bảo ngân sách huyện, quan tâm hƣớng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách xã, ngân sách xã phải chấp hành theo hƣớng dẫn, chỉ đạo của ngân sách huyện và thông tin kịp thời cho ngân sách huyện những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành ngân sách ở địa phƣơng để cùng nhau giải quyết.

Phải cụ thể hóa dự toán NSNN đƣợc duyệt chia ra hàng quý, tháng và đƣợc tiến hành theo trình tự sau:

+ Kinh phí đảm bảo chi quỹ lƣơng và kinh phí quản lý đƣợc duyệt cả năm đều phải chia hàng quý, tháng và có tính mức tăng, giảm quỹ lƣơng trong năm kế họach để điều chỉnh cho phù hợp.

+ Kinh phí sự nghiệp đƣợc duyệt cũng phải chia ra từng quý, tháng có xem xét từng dự toán đƣợc duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch.

+ Hình thành hạn mức chi thƣờng xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thƣờng xuyên, đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch.

4.2.6.3. Hoàn thiện quá trình quyết toán ngân sách

+ Quyết toán chi NSNN phải thực sự quan tâm khâu phân tích số liệu, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng, tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND xã và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý ngân sách ở địa phƣơng cho những năm tiếp theo.

+ Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán ngân sách. Thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)