Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 50)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

3.1.2.1. Điều kiện xã hội

Huyện Tân Uyên có nguồn nhân lực lao động khá dồi dào song chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, số lao động phổ thông chƣa qua đào tạo còn lớn. Lao động nông nghiệp tại huyện vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cần có định hƣớng phát triển các ngành kinh tế phi nông nghiệp, thu hút lao động lĩnh vực nông nghiệp chuyển đổi sang.

Bảng 3.1: Tình hình cán bộ tại UBND huyện Tân Uyên

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Số lƣợng (ngƣời) % Số lƣợng (ngƣời) % Số lƣợng (ngƣời) % Số lƣợng (ngƣời) % Tổng số cán bộ 85 86 88 89 100% Trên Đại học 02 2,3% 02 2,3% 03 4,3% 04 4,4% Đại học 65 76,4% 66 76,7% 67 76,1% 67 75,2% Cao đẳng 04 4,7% 04 4,6% 04 4,6% 04 4,4% Trung cấp 14 16,4% 14 16,2% 14 16,2% 14 15,7%

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tân Uyên)

Qua bảng số liệu có thể thấy rằng: trình độ cán bộ tại UBND huyện Tân Uyên chủ yếu đạt trình độ Đại học, năm 2012 số cán bộ đạt trình độ Đại học là 65

ngƣời chiếm 76,4% trong tổng số cán bộ của huyện, đến năm 2013 và năm 2014 mỗi năm tăng thêm 01 cán bộ và đến năm 2015 không tăng, giữ nguyên số cán bộ 67 ngƣời chiếm tỷ lệ 75,2%. Trình độ trung cấp là 14 ngƣời chiếm 16,4% trong tổng số cán bộ của huyện, trong giai đoạn 2012-2015 số cán bộ đạt trình độ này không biến đổi, tƣơng tự nhƣ vậy đối với số cán bộ đạt trình độ cao đẳng là 04 ngƣời từ năm 2012-2015. Còn lại số cán bộ có trình độ trên đại học đạt rất thấp chỉ chiếm 2,3% trong tổng số cán bộ của huyện tƣơng đƣơng 02 ngƣời đến năm 2015 tăng lên là 04 ngƣời chiếm 4,4%.

Hình 3.1:Tình hình cán bộ tại UBND huyện Tân Uyên

Điều này có thể thấy, mặc dù trình độ đại học đạt khá cao nhƣng qua các năm tăng không đáng kể do số cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng không tăng. UBND huyện chƣa chú trọng đến công tác đào tạo, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, số cán bộ trình độ trên đại học và đại học tăng là do tuyển cán bộ mới hàng năm.

- Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 14,5 triệu đồng/năm, bằng 88,9% mức bình quân của tỉnh.

- Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa xã hội cũng đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển, đặc biệt là giáo dục đào tạo luôn đƣợc quan tâm, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng ở các trƣờng, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp đều đạt cao.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm trên địa bàn huyện trong 4 năm: 2012, 2013, 2014, 2015 đạt 100 %. Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 đến hết 18 tuổi có Bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở năm 2015 là 435/440 đạt 98,86%.

Kết quả bình xét năm 2015, 9/10 xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa; 89,9% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa năm 2015. 78,73% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 4 năm liên tục; 20% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm tiêu biểu xuất sắc.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2012 2013 2014 2015 Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (GTSX) trên địa bàn huyện năm 2014 (theo giá hiện hành) đạt trên 781.43 triệu đồng; trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 264.570 triệu đồng, công nghiệp và xây dựng 137.690 triệu đồng, dịch vụ 379.170 triệu đồng. Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt đƣợc mức cao, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên. Thu ngân sách hàng năm luôn vƣợt kế hoạch. Đóng góp lớn nhất cho tăng trƣởng kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2015 là ngành dịch vụ với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt đến 47,35%/năm; tiếp đó là đóng góp của ngành nông nghiệp 34,63%/năm và ngành công nghiệp và xây dựng là 18,02%/năm.

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tân Uyên giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 TB giai đoạn 2012-2015

1. Công nghiệp &XD 16,9 17,7 17,6 19,9 18,02 2. Dịch vụ 45,4 46,6 48,5 48,9 47,35 3. Nông nghiệp 37,7 35,7 33,9 31,2 34,63

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Chi cục Thống kê huyện Tân Uyên)

Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tân Uyên giai đoạn 2012-2015

Cơ cấu kinh tế của huyện trong 4 năm qua về cơ bản đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Giảm mạnh tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản, tăng nhanh tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong giá trị sản xuất địa phƣơng. Tỷ trọng ngành công

0 10 20 30 40 50 2012 2013 2014 2015 CN và XD Dịch vụ Nông nghiệp

nghiệp- xây dựng; thƣơng mại - dịch vụ và Nông - lâm - ngƣ nghiệp chuyển dịch khá mạnh từ cơ cấu tƣơng ứng: 16,9%; 45,4% và 37,7% năm 2012 sang năm 2013 là 17,7%; 46,6% và 35,7% và đến năm 2015 đạt là 19,9%; 48,9% và 31,2%. Nhiều dự án đầu tƣ sản xuất, cung ứng sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mới có giá trị kinh tế cao đƣợc đầu tƣ trên địa bàn huyện và phát triển khá mạnh nhƣ: lắp ráp ô tô, linh kiện điện tử, dƣợc, sắt thép, bia; các dịch vụ vận tải, bƣu chính viễn thông, du lịch… Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thay đổi theo hƣớng hình thành các vùng trồng hoa, trồng rau và trồng lúa rõ nét hơn.

3.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Uyên

Điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên luôn tạo nền tảng cơ sở, luôn gắn chặt với các hoạt động thu chi ngân sách xã. So với các huyện trong tỉnh, điều kiện tự nhiên của huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH, nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, kinh tế đều tăng qua các năm, nguồn lao động dồi dào. Đây là những lợi thế lớn bổ sung và phát triển nguồn thu ngân sách.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện Tân Uyên dồi dào, là nguồn lực tự nhiên là đối tƣợng đƣợc khai thác và nhờ vậy tăng thu ngân sách xã trên địa bàn huyện. Nhƣ các loại thuế đất, phí môi trƣờng, thuế khai thác sử dụng tài nguyên, thuế giao quyền sử dụng đất, thuế đất đai. Tăng nguồn thu và cân đối ngân sách. Các nguồn thu thuế từ tài nguyên thiên nhiên đang là công cụ sử dụng phổ biến trên cả nƣớc và địa bàn huyện Tân Uyên nói riêng. Trong giai đoạn vừa qua, tài nguyên là nguồn thu đáng kể cho ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Uyên.

- Đièu kiện kinh tế của huyện Tân Uyên phát triển tăng trong giai đoạn 2012- 2015, tạo cơ sở ổn định và phát triển các mục tiêu đã đề ra. Khi có nền kinh tế phát triển sẽ tác động tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng sử dụng hiệu quả, thúc đẩy thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời, khi kinh tế phát triển sẽ khuyến khích, tạo hỗ trợ về vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho các thành phấn kinh tế bỏ vốn đầu tƣ kinh doanh, tăng thu ngân sách, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, có giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa tái lạm phát.

- Trên địa bàn huyện Tân Uyên với lợi thế điều kiện tự nhiên khá phong phú, kinh tế xã hội phát triển, nguồn nhân lực dồi dào tạo nền tảng để thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nguồn chi ngân sách xã phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ,nâng cao trình độ ngƣời lao động, nâng cao mức thu nhập, phát triển kinh tế xã hội. Tạo tiền đề sử dụng hiệu quả nguồn chi ngân sách xã.

3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý NSX trên địa bàn huyện Tân Uyên

Việc quản lý tài chính, NSX do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và Ban Tài chính tại các xã, thị trấn thuộc huyện thực hiện. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các đơn vị nhƣ sau:

a. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

Là một phòng trong hệ thống các phòng ban thuộc UBND huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu với chức năng, nhiệm vụ tham mƣu, giúp việc cho UBND huyện về công tác Tài chính - kế hoạch và Ngân sách của huyện. Hiện nay, phòng Tài chính - Kế hoạch gồm 2 bộ phận đó là Quản lý NSNN và Kế hoạch.

Ngƣời đứng đầu, phụ trách công việc chung của phòng là Trƣởng phòng, giúp việc cho Trƣởng phòng có 02 Phó phòng phụ trách các bộ phận chuyên môn (01 phụ trách bộ phận kế hoạch; 01 phụ trách bộ phận ngân sách) và các bộ phận chuyên môn: Kế hoạch đầu tƣ và đăng ký kinh doanh; Quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành; Quản lý ngân sách huyện và bộ phận quản lý ngân sách xã.

* Bộ phận Kế hoạch đầu tư và đăng ký kinh doanh:

Tham mƣu giúp Trƣởng phòng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của huyện đồng thời kiểm tra, giám sát và hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch đƣợc giao. Thực hiện thẩm định dự án đầu tƣ, lập báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tƣ, kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu, trên cơ sở đó tham mƣu giúp UBND huyện ra các văn bản, các quyết định phê duyệt báo cáo đầu tƣ, báo cáo kinh tế kỹ thuật, kế hoạch đấu thầu, kết quả dự thầu, theo thẩm quyền đƣợc phân cấp. Chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện. Thẩm định và thực hiện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền đƣợc phân cấp.

* Bộ phận quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:

Giúp Trƣởng phòng trong việc thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB dự án hoàn thành trên địa bàn huyện theo phân cấp trình UBND huyện phê duyệt theo thẩm quyền

* Bộ phận quản lý Ngân sách huyện:

Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng Ngân sách của toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ chính nhƣ sau:

- Tham mƣu cho Trƣởng phòng trong việc xây dự toán Ngân sách, phân bổ dự toán thu, chi NSNN hàng năm cho toàn huyện.

- Thực hiện điều hành Kế hoạch, dự toán thu, chi ngân sách đƣợc HĐND huyện phê duyệt hàng năm. Điều chuyển và phân bổ nguồn kinh phí uỷ quyền, nguồn bổ sung có mục tiêu của Tỉnh theo quy định.

- Hƣớng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN trên cơ sở số dự toán do HĐND huyện giao. Điều chỉnh dự toán trong trƣờng hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định nhằm hoàn thành các chỉ tiêu dự toán đầu năm. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán thu, chi ngân sách hàng năm tại các đơn vị dự toán trực thuộc. Thƣờng xuyên phối hợp với Chi cục thuế, Kho bạc NN huyện nắm bắt tình hình thực hiện thu ngân sách trên cơ sở đó tham mƣu giúp UBND huyện ra những quyết định điều chỉnh kịp thời để huy động tối đa nguồn thu vào ngân sách.

- Thực hiện thẩm tra và phê duyệt quyết toán thu, chi ngân sách tại các đơn vị dự toán thuộc huyện.

- Lập báo cáo thu chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm của huyện trình HĐND huyện phê duyệt theo thẩm quyền và gửi Sở Tài chính theo quy định.

- Thực hiện quản lý, theo dõi chặt chẽ tình hình biến động về tài sản của nhà nƣớc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, hƣớng dẫn các đơn vị hành chính sự nghiệp quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.

- Nắm bắt tình hình biến động giá cả thị trƣờng. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện định giá tài sản, đấu giá quyền sử dụng đất, thanh lý tài sản và các công việc có liên quan theo quy định của nhà nƣớc.

* Bộ phận quản lý ngân sách xã:

Giúp Trƣởng phòng trong việc quản lý ngân sách xã với nhiệm vụ đƣợc giao cụ thể nhƣ sau:

- Phối hợp với Bộ phận ngân sách huyện trong việc lập và giao dự toán, quyết toán thu chi ngân sách hàng năm đối với NSX

- Tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm; tổng hợp báo cáo quyết toán hàng năm đối với ngân sách cấp xã.

- Hƣớng dẫn các xã, thị trấn thuộc huyện trong việc lập, giao dự toán, điều hành và quyết toán ngân sách hàng năm.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu, chi hàng năm tại các xã, thị trấn thuộc huyện, hƣớng các hoạt động thu, chi tài chính, ngân sách xã theo đúng quy định hiện hành.

- Kiểm tra, hƣớng dẫn các xã, thị trấn thực hiện quản lý tài sản, huy động và sử dụng các quỹ công chuyên dùng tại xã đúng quy định hiện hành.

- Quản lý và cấp phát Biên lai thu tiền cho các xã, thị trấn. Thực hiện thanh, quyết toán biên lai tài chính đã cấp đối với các xã, thị trấn

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo quyết toán năm đối với các các xã, thị trấn trong huyện.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của phòng Tài chính - Kế hoạch

b. Ban Tài chính tại các xã, thị trấn: Có nhiệm vụ giúp UBND các xã, thị trấn thực hiện quản lý NSX theo quy định của Nhà nƣớc và sự hƣớng dẫn, chỉ đạo của cơ quan tài chính cấp trên. Hiện nay, ở huyện Tân Uyên, việc tổ chức bộ máy Ban Tài chính xã bao gồm: Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản, 01 cán bộ kế toán NSX và 01 thủ quỹ:

- Chủ tịch UBND xã: Là ngƣời phụ trách chung mọi hoạt động và chịu trách nhiệm trƣớc Đảng uỷ - HĐND - UBND về công tác quản lý, chấp hành và quyết toán thu chi NSX hàng năm cũng nhƣ các hoạt động của Ban Tài chính xã.

- Kế toán NSX: Là công chức chuyên trách trong lĩnh vực tài chính, là ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ tham mƣu giúp Ban Tài chính, Chủ tịch UBND xã trong công tác quản lý hoạt động thu, chi NS của xã; chấp hành ngân sách xã; thực hiện tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách, báo cáo tài chính hàng năm theo quy định và chịu trách nhiệm trƣớc Ban Tài chính, UBND xã về nghiệp vụ trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách xã.

Bộ phận kế hoạch, đầu tƣ và đăng ký KD Phó trƣởng Phòng Phụ trách Kế hoạch Trƣởng phòng Phó trƣởng Phòng Phụ trách Ngân sách Bộ phận quyết toán vốn đầu tƣ DAHT thành Bộ phận quản lý ngân sách huyện Bộ phận quản lý ngân sách xã

- Thủ quỹ: Là ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ quỹ tiền mặt của xã, có trách nhiệm rút tiền mặt từ KBNN về quỹ, thu tiền mặt nhập quỹ hay xuất quỹ khi có yêu cầu thu, chi; Thực hiện báo cáo quỹ theo quy định. Chịu trách nhiệm trƣớc Ban Tài chính, UBND xã về công tác quản lý thu chi tiền mặt của xã.

* Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý Ngân sách xã:

Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm quản lý ngân sách nói chung, quản lý ngân sách xã nói riêng luôn đƣợc Huyện uỷ, UBND huyện Tân Uyên và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ƣu tiên tuyển dụng những ngƣời có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách. Đội ngũ cán bộ quản lý NSX luôn đƣợc kiện toàn và đƣợc tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành đƣợc hoạt động của bộ máy, cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thống chính quyền cấp xã. Trong số các cán bộ quản lý NSX hiện nay của huyện Tân Uyên, hầu hết trình độ chuyên môn từ trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)