Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 34)

5. Bố cục của luận văn

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý ngân sách xã

1.5.1. Nhận thức của chính quyền địa phương

Lãnh đạo của địa phƣơng phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý ngân sách và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách xã và phải đƣợc quản lý đầy đủ và toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và thanh tra kiểm tra ngân sách. Khi có nhận thức đúng đắn về quản lý ngân sách thì sẽ có những định hƣớng cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách.

1.5.2. Chế độ, chính sách của Nhà nước

Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu mà Nhà nƣớc sử dụng để quản lý nền kinh tế quốc dân. Dƣới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách tạo ra những kích thích đủ lớn cần thiết để biến đƣờng lối chiến lƣợc của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tƣ tƣởng và hành động của mọi ngƣời trong xã hội. Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là một bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trƣớc những biến động trong đời sống KT-XH của đất nƣớc nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra.

Nhƣ vậy, một hệ thống các chính sách kinh tế đồng bộ phù hợp với nhau cầu phát triển của đất nƣớc trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của một cơ chế thị trƣờng năng động, hiệu quả.

1.5.3. Tổ chức bộ máy quản lý và trình độ cán bộ quản lý

Trình độ quản lý của con ngƣời là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công, chất lƣợng của công tác quản lý ngân sách. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự thành công của công tác quản lý ngân sách. Chất lƣợng cán bộ quản lý kinh tế đƣợc thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu sau:

Chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc thể hiện qua trình độ và năng lực chuyên môn đƣợc đánh giá chủ yếu qua các chỉ tiêu về bậc học, học vị của họ, ngạch, bậc công chức và họ đƣợc đào tạo dƣới hình thức nào... Ngoài ra còn có thể đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác nhƣ thâm niên công tác, vị trí công tác mà ngƣời đó đã từng nắm giữ, khả năng thành thạo công việc, cách giao việc và sử dụng nhân viên trong quá trình thực hiện quản lý...

Để có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi nếu chỉ tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn thì chƣa đủ, bởi lẽ một cán bộ quản lý tốt ngoài có trình độ chuyên môn giỏi thì cúng cần phải có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt. Nhƣ vậy phẩm chất đạo đức chính trị là rất quan trọng đối với mỗi cán bộ quản lý ngân sách. Phẩm chất đạo đức của ngƣời cán bộ quản lý bao gồm cả đạo đức cá nhân nhƣ dũng

cảm, cẩn thận, quả quyết sửa lỗi của mình...; cả những phẩm chất cần có trong quan hệ với mọi ngƣời, với công việc, họ không chỉ làm cho mình trong sạch, tiến bộ mà họ còn biết cách làm cho mọi ngƣời xung quanh cúng trong sạch và tiến bộ.

Cùng với đó, đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ quản lý ngân sách nói riêng coàn cần phảo có đạo đức chính trị cách mạng, đặc biệt là trong tình hình thế giới luôn luôn biến động hiện nay. Họ phải luôn là những ngƣời trung thành với sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc; biết đặt lợi ích của đất nƣớc, của tập thể lên trên lợi ích của bản thân; luôn có ý thức tôn trọng pháp luật, làm một tấm gƣơng sáng cho mọi ngƣời xung quanh mà đặc biệt là với quần chúng nhân dân; và họ có ý thức không ngừng học tập vƣơn lên để tự hoàn thiện mình.

1.6. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý ngân sách xã

Tác giả lựa chọn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên và huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ để tìm hiểu kinh nghiệm cũng nhƣ tìm ra bài học cần rút ra cho huyện Tân uyên trong công tác quản lý ngân sách xã do hai địa phƣơng này đều thuộc tỉnh Trung du miền núi có khá nhiều nét tƣơng đồng về điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên nên thuận tiện cho việc học tập những thành tựu, kinh nghiệm của những địa phƣơng này.

1.6.1. Kinh nghiệm của huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Phú Bình là huyện Trung du miền núi nằm của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm tỉnh khoảng 26km về phía nam. cách Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 100 km và tỉnh Bắc Ninh khoảng 50 km. Huyện Phú Bình có 21 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn Hƣơng Sơn, trong đó có 7 xã miền núi. Các xã của huyện đƣợc chia làm 3 vùng. Vùng 1 thuộc tả ngạn Sông Máng gồm 8 xã: Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thanh, Bảo Lý và Tân Hoà. Vùng 2 gồm thị trấn Hƣơng Sơn và 6 xã vùng nƣớc máng sông Cầu: Xuân Phƣơng, Kha Sơn, Dƣơng Thành, Thanh Ninh, và Tân Đức. Vùng 3 là vùng nƣớc máng núi Cốc gồm 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thuỵ, Thƣợng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ.

Trong giai đoạn vừa qua, các cấp chính quyền đã luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Phú Bình. Nguồn ngân

sách xã đã cung cấp nguồn kinh phí cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc cở cơ sở, giúp chính quyền cấp xã thực hiện các chức năng nhiệm vụ thoe luật định, giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý hiệu quả các hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn điều chỉnh các hoạt động đó đi đúng hƣớng, là nguồn kinh phí quan trọng giúp UBND cấp xã thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các cấp ủy đảng đề ra. Mặc dù, trong công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện còn tồn tại một số hạn chế nhƣ: nội dung các khoản thu thì đƣợc phân cấp ổn định, nhƣng việc phân cấp quản lý các đối tƣợng thu cụ thể chƣa ổn định. Không đánh giá đúng khả năng huy động nguồn thu trên địa bàn cũng nhƣ tính toán kỹ các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm nên chất lƣợng công tác xây dựng dự toán chƣa đƣợc cao. Tuy nhiên, công tác quản lý Ngân sách xã của huyện cơ bản đƣợc củng cố và tăng cƣờng. Hiệu quả việc quản lý nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và ngân sách xã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ, nhiều kinh nghiệm sâu sắc:

- Công tác phân cấp quản lý NSX trên địa bàn huyện khá rõ ràng đã tăng cƣờng quyền hạn và trách nhiệm cho chính quyền cấp xã, làm cho NSX trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh. Đây là đòn bẩy có tác động mạnh mẽ tới chính quyền xã trong việc quản lý khai thác nguồn thu bố trí các khoản chi một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của từng xã, thị trấn.

- Dự toán thu, chi của đã đƣợc tính toán, phân bổ theo mục lục ngân sách, phù hợp với điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản mà HĐND và UBND xã đặt ra trong năm. Dự toán của các xã đã đƣợc lập cơ bản theo đúng trình tự, nội dung dự toán đảm bảo đúng yêu cầu quy quy định, chất lƣợng công tác xây dựng dự toán ngày càng đƣợc nâng cao, về cơ bản đã xác định đƣợc các nguồn thu, nhiệm vụ chi trong năm phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế- xã hội.

- Đối với công tác thu Ngân sách xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan thu các tổ chức đoàn thể tổ chức khai thác nguồn thu và nuôi dƣỡng nguồn thu đƣợc tốt hơn. Công tác thu đã đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng thời hạn nhƣ với các khoản thu lệ phí trƣớc bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp... Đối với công tác chi huyện đã chủ động quản lý các xã và điều hành các khoản chi ngân sách trong tổng kinh phí đƣợc giao, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức và hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Việc quyết toán NSX đƣợc các xã thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tƣ số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ tài chính về việc hƣớng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hƣớng dẫn hiện hành của cấp có thẩm quyền. Quyết toán ngân sách xã đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa thu và chi, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cơ bản phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã.

- Công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi trong thời gian qua đã đƣợc cán bộ Ban Tài chính xã phối hợp với Kho bạc Nhà nƣớc đã đƣợc đẩy mạnh, nhất là các khoản chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. Luôn hƣớng việc chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, chứng từ quyết toán, đúng chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của Nhà nƣớc, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi tham ô, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

1.6.2. Kinh nghiệm của huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Thanh Ba là huyện miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ, diện tích toàn huyện 195,0343 km². Dân số 112.589 (1/2009), gồm các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan. Huyện Thanh Ba có 27 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lỵ (Thanh Ba) và 26 xã: Thanh Vân, Hanh Cù, Đông Lĩnh, Đồng Xuân, Yển Khê, Vũ Yển, Đại An, Thái Ninh, Năng Yên, Quảng Nạp, Ninh Dân, Yên Nội, Phƣơng Lĩnh, Mạn Lạn, Khải Xuân, Võ Lao, Thanh Xá, Hoàng Cƣơng, Chí Tiên, Đông Thành, Sơn Cƣơng, Thanh Hà, Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên và Lƣơng Lỗ.

Trong các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện luôn quan tâm phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, chú trọng phát triển với tốc độ tăng trƣởng khá, chính trị, xã hội ổn định…thì mục tiêu quản lý tốt ngân sách cấp xã cũng luôn là mục tiêu quan trọng, đồng thời đây cũng là nền tảng tài chính thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của các cấp xã, huyện, tỉnh đề ra. Hiệu quả quản lý ngân sách xã năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, tích cực khắc phục những hạn chế, bất cập để đảm bảo công việc phù hợp với thực

tế phát triển và giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống của ngƣời dân nơi đây, một số kinh nghiệm, thành tựu của huyện Thanh Ba trong công tác quản lý ngân sách xã thể hiện qua một số vấn đề nhƣ sau:

- Việc tổ chức thực hiện thu NSX trên địa bàn huyện tƣơng đối tốt do UBND các xã, thị trấn đã có nhiều giải pháp thiết thực tận thu ngân sách từ các nguồn thu tại xã nhƣ: Khoán quỹ đất công ích, hoa lợi công sản, đền bù quỹ đất công ích do nhà nƣớc thu hồi đất cho các dự án đầu tƣ, thu phí, lệ phí và các khoản thu khác tại xã. Các khoản thu đều đƣợc xác định chặt chẽ, trên cơ sở khoa học và có kế hoạch thu ngay từ đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, huy động kịp thời mọi khoản thu vào ngân sách. Đối với các thu điều tiết theo chế độ và các khoản thu do Chi cục thuế huyện uỷ nhiệm thu cho xã đều có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan thuế và UBND các xã, thị trấn trong việc tổ chức thu nộp vào NSNN. Thu ngân sách xã ngày càng tăng, về cơ bản không những đảm bảo đƣợc các nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên cho bộ máy chính quyền cấp xã mà còn đảm bảo nguồn chi đầu tƣ xây dựng các công trình trọng điểm của xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nền quốc phòng toàn dân đƣợc giữ vững, an ninh, chính trị ở địa phƣơng đƣợc đảm bảo.

- Công tác quản lý chi ngân sách đƣợc tăng cƣờng, việc quản lý điều hành chi NSX đã đƣợc chỉ đạo bám sát dự toán năm và các chƣơng trình mục tiêu đƣợc HĐND xã phê duyệt, hƣớng việc chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ về mặt chứng từ quyết toán, đúng chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của Nhà nƣớc, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Chi thƣờng xuyên cơ bản đảm bảo duy trì tốt hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí thực hiện chi trả lƣơng, phụ cấp cho các cán bộ, công chức trực thuộc và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác trên địa bàn. Các khoản chi đầu tƣ phát triển nhìn chung đã đƣợc các xã thực hiện theo đúng trình tự đầu tƣ XDCB, hồ sơ chi đầu tƣ XDCB đƣợc đảm bảo, các khoản chi đƣợc thực hiện theo đúng nội dung, đúng mục đích. Thủ tục thanh toán đƣợc tiến hành qua hệ thống KBNN huyện.

- Công tác tổ chức kế toán đối với NSX của huyện Thanh Ba đƣợc triển khai thực hiện theo đúng chế độ kêt toán ngân sách và tài chính xã hiện hành. Việc hạch toán, kế toán các nghiệp vụ phát sinh đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán, đảm

bảo độ chính xác cao, cung cấp thông tin cho ngƣời quản lý đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu khối lƣợng công việc cho ngƣời làm kế toán.

- Công tác kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách ngày càng đƣợc tăng cƣờng, UBND xã nắm bắt và quản lý toàn diện đƣợc các hoạt động về tài chính, ngân sách xã để từ đó có những điều chỉnh trong quản lý NS. Đối với HĐND các xã về cơ bản đã làm tốt vai trò giám sát, quyết sách của mình.

- Trình độ đội ngũ Trƣởng Ban Tài chính và công chức làm kế toán ngân sách xã luôn đƣợc tăng cƣờng, củng cố về mặt chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian qua đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý ngân sách. Tăng cƣờng tập huấn, sử dụng thành thạo chƣơng trình phần mềm kế toán đƣợc trang bị, chƣa biết hạch toán đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán chi xây dựng cơ bản, hạch toán các khoản chi, thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn, kết chuyển để xác định.

1.6.3. Bài học rút ra cho huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu đã luôn quan tâm công tác quản lý Ngân sách Nhà nƣớc, mà đặc biệt là Ngân sách cấp xã với xu hƣớng phân cấp ngày càng nhiều về quản lý kinh tế - xã hội đi đôi với phấn cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho chính quyền cấp cơ sở. Ngân sách xã ngày càng lớn mạnh và phát huy vai trò quan trọng trong việc tập trung nguồn tài lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, cũng nhƣ mọi hoạt động của bộ máy cấp xã, huyện, đồng thời là công cụ thiết yếu giúp các nhà quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Tân Uyên vẫn còn những bất cập nhất định cả về cơ chế quản lý và tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)